Cách tính trọng lượng thép cây bằng công thức cụ thể, đơn giản sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình tính toán, dự trù vật liệu và chi phí đầu tư. Nếu bạn đang tìm kiếm cách tính toán đơn giản, nhanh gọn thì hãy dành vài phút tham khảo bài viết này của Xây dựng Tiên Phong nhé, chắc chắn các thông tin dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Thép cây là gì? Thép cây có những loại nào?
Thép cây hay thép thanh là dòng thép xây dựng sản xuất và gia công ở dạng hình trụ. Mỗi thanh thép thường có độ dài 12m, có độ dãn dài, độ chịu uốn và độ dẻo dai cao. Thép cây thường được sử dụng trong các công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp. Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại thép cây, đó là:
Thép cây tròn trơn
Thép cây tròn trơn là loại thép có hình trụ dài, bề mặt trơn nhẵn, được gia công sản xuất bằng khuôn với chiều dài phổ biến là 12m mỗi cây. Đường kính đa dạng như phi 14, phi 16, phi 18, phi 20, phi 22, phi 25. Dòng thép này thương cung ứng ra thị trường theo từng bó, trung bình mỗi bó nặng khoảng 2000 kg và được áp dụng làm trụ cho các công trình, hạng mục thi công lớn.
Thép cây tròn có vân
Thép cốt bê tông có gân (vân) hay thép cây vằn là loại thép hình trụ dài và có các vân trên bề mặt với độ dài đường kính chủ yếu là phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18, phi 20, phi 22, phi 25, phi 28, phi 32.

Thép có những ứng dụng gì trong cuộc sống của con người?
Trong cuộc sống ngày nay, vật liệu thép có rất nhiều ứng dụng đa dạng, chúng ta gần như không thể sống nếu không có thép. Một số ứng dụng phải kể tới của dòng vật liệu này là:
Ứng dụng trong xây dựng
Bê tông cốt thép chính là ứng dụng chủ chốt nhất của thép cây trong lĩnh vực xây dựng. Sử dụng vật liệu thép để thi công sẽ gia tăng độ chắc chắn, kiên cố cho công trình của bạn. Ngoài ra, vật liệu này còn được dùng để thi công cơ sở hạ tầng, công trình đường giao thông nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu
Một ứng dụng nữa của vật liệu loại này mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là dùng trong công nghiệp đóng tàu. Chính nhờ khả năng chống mài mòn tốt, bền với nhiệt, tuổi thọ cao lại dễ dàng dát mỏng nên người ta thường dùng thép trong việc đóng tàu, đóng thuyền.
Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
Trong nông nghiệp, kết cấu thép đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Các công trình nhà thép đã trở thành lựa chọn số 1 của nhiều chủ đầu tư bởi chi phí tiết kiệm, tiến độ thi công nhanh, độ bền cao và có khả năng mở rộng diện tích sau này. Người ta cũng ứng dụng thép trong lĩnh vực nông nghiệp vì các ưu điểm nổi bật như:
- Tạo môi trường làm việc, bảo quản, sản xuất hàng hóa khô thoáng và sạch sẽ.
- Hạn chế tối đa hiện tượng vi khuẩn và nấm mốc.
- Có khả năng chịu đựng tốt các tác động của thời tiết, sâu bệnh cũng như nấm mốc,…
- Tối ưu hóa diện tích sử dụng.
- Tiết kiệm nhân lực, chi phí và đẩy nhanh tốc độ thi công.

Cách tính trọng lượng thép cây đơn giản, nhanh chóng nhất
Cũng vì có nhiều ứng dụng đa dạng trong đời sống nên cách tính trọng lượng thép cây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Việc tính toán này không chỉ giúp người tiêu dùng nắm rõ, kiểm soát khối lượng vật liệu sử dụng mà còn giúp quá trình dự trù vật liệu, kinh phí mua bán vật liệu được hiệu quả, chính xác hơn. Từ đó hạn chế tình trạng thừa thiếu vật liệu, gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ thi công nếu vật liệu không đủ để sử dụng.
Cách tính trọng lượng thép cây đơn giản nhất bạn có thể áp dụng chính là tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
- M: trọng lượng thép xây dựng cần tính đo bằng đơn vị kg.
- L: độ dài của cây thép đo bằng đơn vị mét.
- Hằng số 7850 là trọng lượng của 1m3 thép xây dựng.
- D: độ dài đường kính cây thép đo bằng đơn vị mét. Bình thường, đường kính cây thép được đo bằng milimet, được kí hiệu là d hoặc ø. Vì vậy trước khi đưa vào công thức để tính toán, bạn cần quy đổi độ dài đường kính từ đơn vị milimet sang mét.
Ví dụ: cách tính trọng lượng thép cây với đường kính phi 10 như sau:
Trước tiên ta cần đổi đơn vị đo độ dài đường kính cây thép từ milimet ra met. Đường kính cây thép là 10 mm, tương đương 0,01m.
Tiếp đến, lắp các giá trị vào công thức ta được:
M = 7850 ×12 × 3,14 × 0,0124 = 7,3947 ≈ 7,4 kg
Như vậy, ta có thể kết luận: trọng lượng 1 cây thép phi 10 có chiều dài 12m là khoảng 7,4 kg.

Bảng tra trọng lượng thép cây dùng trong xây dựng
Bên cạnh việc áp dụng cách tính trọng lượng thép cây dựa theo công thức như trên, bạn cũng có thể tra cứu trọng lượng thép với các quy cách khác nhau trong bảng kết quả mà xây dựng tiên phong đã tính toán, tổng hợp dưới đây.
Bảng trọng lượng thép cây
STT | Loại thép cây | ĐVT | Độ dài (m) | Trọng lượng (kg/cây) |
1 | Thép cây ø6 | Cây | 12 | 2,66 |
2 | Thép cây ø8 | Cây | 12 | 4,73 |
3 | Thép cây ø10 | Cây | 12 | 7,4 |
4 | Thép cây ø12 | Cây | 12 | 10,65 |
5 | Thép cây ø14 | Cây | 12 | 14,49 |
6 | Thép cây ø16 | Cây | 12 | 18,93 |
7 | Thép cây ø18 | Cây | 12 | 23,96 |
8 | Thép cây ø20 | Cây | 12 | 29,58 |
9 | Thép cây ø22 | Cây | 12 | 35,79 |
10 | Thép cây ø25 | Cây | 12 | 46,22 |
11 | Thép cây ø28 | Cây | 12 | 57,97 |
12 | Thép cây ø32 | Cây | 12 | 75,72 |
Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết bạn đã nắm được cách tính trọng lượng thép cây và áp dụng công thức tính này một cách hiệu quả. Nếu bạn vẫn gặp vướng mắc hay cần tư vấn thêm về thép xây dựng thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Xây dựng Tiên Phong để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.
[lienhe]