Đá dăm là gì? Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm loại 1, loại 2 mới nhất hiện nay

Đá dăm là gì? Đá dăm tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm sao cho chính xác là vấn đề được rất nhiều quan tâm tâm. Bởi đây là dòng vật liệu được dùng rất nhiều trong xây dựng. Từ những công trình dân dụng nhỏ đến công trình tầm cỡ quốc gia đều có sự góp mặt của chúng. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Xây dựng Tiên Phong nhé..

Đá dăm là gì?
Đá dăm là gì?

Đá dăm là gì?

Dù là loại vật liệu được dùng phổ biến nhưng nếu không phải người làm về mảng xây dựng hoặc ít khi tìm hiểu về vật liệu xây dựng thì cũng sẽ không hiểu rõ về đá dăm. Định nghĩa đá dăm là gì rất đơn giản. Đá dăm là hỗn hợp các loại đá từ đá mi bụi tới đá có kích cỡ lớn nhất là 40mm. Chúng cũng được gọi với tên khác là đá 0×4. Vậy còn đá dăm tiếng Anh là gì? Tên gọi của chúng trong tiếng Anh là Gravel.

Sản phẩm này được chia làm 2 loại phân phối trên thị trường hiện nay đó là đá 0×4 xám (đá miền tây, đá bình dương,…) và đá 0×4 xanh (đá 04 đồng nai hoặc đá an hòa). Đá 0×4 xanh được ứng dụng rộng rãi hơn là đá 0×4 xám.

Hiện nay, loại đá này chủ yếu được dùng làm vật liệu cấp phối nền đường, xây mới một tuyến đường hoặc chắp vá, tu sửa một đoạn đường đã cũ. Bên cạnh đó, chúng còn là vật liệu chính để san lấp nền móng nhà xưởng và nhiều công trình khác. Tất cả những ứng dụng này đều dựa trên độ kết dính cao khi gặp nước, tạo nên bề mặt bền chắc của đá 0×4. Như vậy, thắc mắc đá dăm là gì đã được giải đáp. Ở phần tiếp theo hãy cùng nói về tiêu chuẩn cấp phối loại đá này nhé.

Cấp phối đá dăm loại 1 là gì?

Cùng với “đá dăm là gì?” Thì “cấp phối đá dăm loại 1 là gì?” Cũng là câu hỏi được nhiều khách hàng đặt ra bởi chỉ khi cấp phối đúng tiêu chuẩn thì mới có thể đảm bảo chất lượng một cách tối ưu cho công trình. Cấp phối đá dăm loại 1 là gì? Đây là công đoạn phối trộn các sản phẩm được nghiền ra từ đá nguyên khai có thành phần hạt liên tục. Hạt nhỏ nhất có kích cỡ 0,01cm, hạt lớn nhất có kích cỡ 2,5cm theo tiêu chuẩn thi công của việt nam. Đá loại này thường được áp dụng trong thi công nền đường và thi công móng trên.

Đá dăm loại 1 có kích cỡ nhỏ nhất khoảng 0.01cm
Đá dăm loại 1 có kích cỡ nhỏ nhất khoảng 0.01cm

Những chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản cần tuân thủ khi cấp phối dòng đá này sẽ được nêu rõ trong bảng sau.

Bảng tiêu chuẩn cấp phối đá dăm loại 1

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Hạn mức cho phép
1 Độ kháng nén đá gốc > 80 Mpa
2 Tỉ lệ hạt thoi dẹt ≤ 15 %
3 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ ≥ 100 %
4 Chỉ số dẻo (IP) ≤ 6 %
5 Giới hạn chảy (WL) ≤ 25 %
6 Độ hao mòn Los-Angeles của vật liệu (LA) ≤ 35 %
7 Tích số dẻo PP(2) = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm ≤ 45
8 Độ chặt đầm nén (Kyc) ≥ 98 %

Cấp phối đá dăm loại 2 là gì?

Đá loại 2 được tạo ra thông qua việc nghiền sỏi cuội hoặc đá nguyên khai. Thành phần hạt của nhóm đá này gồm các hạt liên tục mang kích cỡ nhỏ nhất như đá mi bụi đến hạt kích cỡ lớn nhất là 40mm theo tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đưa ra.

Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm loại 2

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Hạn mức cho phép
1 Độ kháng nén đá gốc > 80 Mpa
2 Tỉ lệ hạt thoi dẹt ≤ 15 %
3 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ Không quy định
4 Chỉ số dẻo (IP) ≤ 6 %
5 Giới hạn chảy (WL) ≤ 35 %
6 Độ hao mòn Los-Angeles của vật liệu (LA) ≤ 40 %
7 Tích số dẻo PP(2) = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm ≤ 60
8 Độ chặt đầm nén (Kyc) ≥ 98 %

Cấp phối đá dăm gia cố xi măng là gì?

Các thông tin liên quan tới đá dăm là gì hay cấp phối đá dăm loại 1, loại 2 đã được nêu rõ trong phần trên. Tiếp theo đây hãy cùng đi tìm hiểu xem cấp phối đá dăm gia cố xi măng là gì nhé. Cấp phối đá dăm gia cố xi măng là phối trộn hỗn hợp vật liệu bao gồm xi măng và đá (thành phần hạt cấp phối với nguyên tắc liên tục) theo một tỉ lệ nhất định rồi tiến hành lu lèn khi hỗn hợp còn độ ẩm phù hợp trước thời điểm xi măng đông kết.

Cấp phối đá dăm gia cố xi măng áp dụng cho lớp xi măng thi công móng dưới hoặc móng trên của các loại công trình nền đường. Khi xây dựng móng trên trong thi công đường cao cấp A1, đường cao tốc hoặc mặt dưới của lớp láng nhựa thì dùng loại cấp phối đá với thành phần hạt kích cỡ 31,5 mmm.

Bên cạnh đó, độ cứng của đá dùng trong cấp phối cần đảm bảo chỉ số L.A không cao hơn 35%. Chỉ số L.A yêu cầu cho lớp móng dưới không lớn hơn 45%. Chỉ số dẻo cần nhỏ hơn 6%, hàm lượng chất hữu cơ trong đá không vượt ngưỡng 2%, tỉ lệ muối sunfat không lớn hơn 0,25% và tỉ lệ hạt thoi dẹt không vượt quá 18% theo TCVN 7575-13:2006. Quy trình thi công cấp phối đá dăm gia cố xi măng được tiến hành như sau:

  • Đưa hỗn hợp cốt liệu vào máy trộn theo tỉ lệ được tính toán từ trước. Cần chuẩn bị bảng trọng lượng cốt liệu ở nơi điều khiển trạm trộn.
  • Cần làm thí nghiệm nhằm tính độ ẩm trong cấp phối đá và điều chỉnh mức nước sử dụng sao cho hợp lý.
  • Công đoạn trộn được tiến hành qua 2 giai đoạn. Đầu tiên là trộn hỗn hợp khô với xi măng sau đó mới trộn ướt cùng với nước. Trước đó cần thực hiện trộn thử dưới sự chấp thuận và quan sát trực tiếp của người giám sát, tư vấn tùy theo loại máy trộn sử dụng trên thực tế.
  • Chiều cao hỗn hợp rơi tự do từ máy trộn tới thùng xe chuyên chở ở trong giới hạn tối đa là 1,5m. Khi vận chuyển cần phủ kín bề mặt vật liệu bằng bạt để tránh tình trạng mất nước.
Chỉ số L.A trong cấp phối không cao hơn 35%
Chỉ số L.A trong cấp phối không cao hơn 35%

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cấp phối đá dăm

Sau khi đã hiểu được khái niệm đá dăm là gì cũng như các tiêu chuẩn cấp phối để chuẩn bị cho thi công, một vấn đề cũng quan trọng không kém để đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi thi công đó chính là tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cấp phối đá dăm. Vậy các tiêu chuẩn này bao gồm những yêu cầu và chỉ số gì?

Tiêu chuẩn đối với nguyên vật liệu

Khi chọn lựa nguyên liệu đá, cường độ chịu nén tối thiểu phải đạt 60 Mpa trong trường hợp cấp phối để xây dựng nền móng trên. Cường độ chịu nén ít nhất là 40 Mpa khi xây dựng nền móng dưới. Về thành phần hạt, cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong bảng sau đây

Kích cỡ mắt sàng vuông Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
Dmax = 37,5 mm Dmax = 25 mm Dmax = 19 mm
50 100
37,5 95 – 100 100
25 79 – 90 100
19 58 – 78 67 – 83 90 – 100
9,5 39 – 59 49 – 64 58 – 73
4,75 24 – 39 34 – 54 39 – 59
2,36 15 – 30 25 – 40 30 – 45
0,425 7 – 19 12 – 24 13 – 27
0,075 2 – 12 2 – 12 2 – 12

Trong đó, Dmax là kích cỡ hạt danh định.

Cấp phối với Dmax = 37,5mm phù hợp cho thi công lớp móng dưới.

Cấp phối với Dmax = 25mm phù hợp cho thi công lớp móng trên.

Cấp phối với Dmax = 19mm phù hợp với việc tăng cường trên cấp, bù vênh và cải tạo.

Tiêu chuẩn về thi công

  • Đối với việc tập kết vật liệu

Khi đã được chấp nhận để đưa vào thi công, vật liệu cấp phối được tập trung tại địa điểm xây dựng bằng 2 cách:

  • Trực tiếp đổ vào máy rải
  • Đổ thành từng đống trên bề mặt công trường (chỉ áp dụng với móng dưới hoặc khi được phép sử dụng máy san để rải). Khoảng cách từ đống vật liệu này tới đống vật liệu kia không lớn hơn 10m.

Việc xác định khoảng cách khi đổ vật liệu và sơ đồ hoạt động các xe trung chuyển vật liệu cần dựa vào kết quả thi công thí điểm. Vật liệu đã chuyển tới địa điểm thi công cần được sử dụng ngay để tránh bị giảm chất lượng và cản trở giao thông.

  • Tiêu chuẩn về độ ẩm

Phải đảm bảo độ ẩm của vật liệu luôn nằm trong giới hạn độ ẩm tối ưu trong suốt các công đoạn như vận chuyển tập kết, rải hoặc san, lu lèn (Wo ±2%). Trước thi công và trong khi thi công cần chú ý kiểm tra và kịp thời điều chỉnh độ ẩm cho vật liệu:

  • Nếu độ ẩm của vật liệu nhỏ hơn giới hạn tối ưu cần tưới bổ sung thêm nước bằng vòi tưới dạng phun mưa, tránh để nước làm các hạt mịn trôi mất. Cần phối hợp việc cấp ẩm ngay trong công đoạn lu lèn, san rải bằng thiết bị phun sương kèm theo.
  • Nếu độ ẩm của vật liệu cao hơn giới hạn tối ưu thì cần hong khô chúng trước khi tiến hành lu lèn.
Trong khi thi công cần chú ý độ ẩm vật liệu
Trong khi thi công cần chú ý độ ẩm vật liệu

Tiêu chuẩn nghiệm thu

Chiều dày tối thiểu lớp cấp phối đá dăm sau khi lu lèm không vượt quá 18cm trong thi công móng dưới. Đối với móng trên, chiều dày tối thiểu lớp cấp phối đá dăm không được nhỏ hơn 3 lần kích thước hạt danh định Dmax (đã nêu trong phần tiêu chuẩn về nguyên vật liệu). Chiều dày lớp cấp phối cần tính toán dựa vào hệ số rải (hay hệ số lu lèn) và căn cứ theo kết quả của việc thi công thí điểm.

Để đảm bảo tất cả bề rộng của móng đều được lu lèn chặt, khi không có đá vỉa hoặc khuôn đường thì cần rải vật liệu rộng thêm  ở từng bên ít nhất 25cm so với chiều rộng móng trong thiết kế. Tại những điểm tiếp giáp vệt rải trước, cần loại bỏ vật liệu rời rạc ở các mép vệt rải rồi mới rải các vệt tiếp theo. Ngoài những tiêu chuẩn cơ bản nêu trên, sản phẩm cấp phối trước khi đưa vào sử dụng cho một công trình cần trải qua nhiều công đoạn thử nghiệm trên thực tế.

Mong rằng các thông tin nêu trong bài viết đã giúp các bạn hiểu đá dăm là gì, nắm được chiều dày tối thiểu lớp cấp phối đá dăm, các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cấp phối đá dăm để áp dụng cho công trình của mình. Hãy tiếp tục theo dõi Xây dựng Tiên Phong để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

[lienhe]