Độ sụt bê tông là gì? Mức độ sụt của bê tông trong quá trình xây dựng bao nhiêu là hợp lý?

Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông như thế nào? Đối với từng hạng mục xây dựng thì cần chọn độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý? Những vấn đề này cần được làm rõ trước khi tiến hành thi công, xây dựng để đảm bảo chất lượng, độ bền và tuổi thọ cho công trình. Câu trả lời cho tất cả các thắc mắc trên sẽ có trong bài viết sau đây của Xây dựng Tiên Phong nhé. 

Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý?
Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý?

Độ sụt bê tông là gì?

Trông xây dựng, kiểm tra độ sụt bê tông là việc làm không thể bỏ qua. Quá trình này có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm hoặc ngay tại địa điểm thi công. Việc kiểm tra này chính là xác định độ chắc và cứng của bê tông trước lúc đóng rắn, nghiên cứu mẫu thử hay đổ bê tông để xây dựng.

Đại lượng này thực chất là độ cứng, tính lưu động và độ ướt của bê tông. Nói cách khác, kiểm tra độ sụt là việc đo đạc chiều cao của khối bê tông sau khi cho vào nón có độ sụt không giống với những mẫu khác. Các mẫu bê tông có độ sụt lớn thường được dùng trong thi công vỉa hè, những mẫu có độ sụt thấp hơn thường sử dụng trong việc thi công công trình dân dụng.

Định nghĩa độ sụt bê tông là gì? Cũng tương tự với khái niệm về tính lưu động của hỗn hợp vữa bê tông. Những chỉ số này giúp ta đánh giá mức độ chảy của hỗn hợp bê tông khi chống đỡ trọng lượng bản thân hoặc chịu tác động của ngoại lực. Ban đầu, bê tông có dạng vữa sệt lỏng để dễ dàng thi công. Vật liệu lúc này dễ dàng được vận chuyển và đổ vào khuôn đúc. Tính linh hoạt của hỗn hợp vữa đảm bảo bê tông sẽ được đổ vào khuôn một cách thuận lợi, dễ dàng.

Tính lưu động nêu trên được đo đạc dựa vào độ sụt của hỗn hợp vữa trước khi đông đặc thành bê tông. Hình dáng khối bê tông sẽ thay đổi tùy vào hình dáng thùng chứa, dụng cụ định hình hay còn được gọi là khuôn đổ bê tông. Quá trình kiểm tra độ sụt sẽ đảm bảo hỗn hợp vữa chảy tới mọi ngóc ngách của khuôn tạo hình.

Hỗn hợp bê tông có tính lưu động và linh hoạt cao
Hỗn hợp bê tông có tính lưu động và linh hoạt cao

Tại sao cần kiểm tra độ sụt bê tông?

Mục đích của quá trình kiểm tra này là để đo lường, xác định sự đồng nhất của bê tông. Nhiều yếu tố sẽ được tính đến nhằm thỏa mãn những yêu cầu cụ thể để bê tông đạt cường độ thích hợp và bảo đảm rằng một hỗn hợp bê tông đồng nhất đang được dùng trong quá trình thi công.

Các thử nghiệm kiểm tra chỉ số trên cũng giúp xác định thêm tính “dễ thi công” của hỗn hợp vữa bê tông, từ đó đưa ra một quy mô về phương pháp đầm chặt, dễ vận chuyển và bảo dưỡng công trình sử dụng bê tông. Các chuyên gia sẽ sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh cấp phối bê tông bằng cách thay đổi tỉ lệ pha trộn xi măng với nước hoặc cho thêm phụ gia hóa dẻo nhằm tăng độ sụt cho bê tông.

Cách kiểm tra độ sụt bê tông

Kiểm tra bê tông có độ sụt bao nhiêu cho thấy nhiều tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ. Tại một số nước trên thế giới thậm chí đã tiến hành những thí nghiệm dùng máy móc tự động. Bạn cũng có thể tự mình thực hiện với cách kiểm tra đơn giản sau đây.

Các thiết bị cần cần có:

  • Bay xoa phẳng hỗn hợp
  • Mâm phẳng với kích thước đủ rộng
  • Que thép tròn dùng để đầm
  • Thước thép bê tông
  • Nón Abraham hay nón cụt
  • Bê tông hoặc các nguyên vật liệu như cát, nước, xi măng và cốt liệu để trộn bê tông thủ công.
Kiểm tra độ sụt bê tông là một trong những yêu cầu cơ bản khi thi công
Kiểm tra độ sụt bê tông là một trong những yêu cầu cơ bản khi thi công

Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:

  • Để chảo trộn ở trên sàn và sử dụng nước để làm ẩm nó. Bạn cần chắc chắn rằng chảo đã ẩm chứ không có nước đọng lại trong chảo. Để cố định hình nón cụt tại chỗ bằng 2 chân giữ của chúng.
  • Cho hỗn hợp bê tông vào khoảng 1/3 hình nón, mỗi lớp đầm chặt 25 lần. Để đầm chặt hỗn hợp bạn sử dụng các thanh thép và nén theo chuyển động tròn, tránh để hỗn hợp bị khuấy.
  • Thêm hỗn hợp vữa bê tông vào hình nón để đánh dấu mốc 2/3. Tiếp tục dầm chặt lớp hỗn hợp này 25 lần. Sau đó lại đổ thêm vữa vào cho đầy hình nón và cũng tiến hành đầm 25 lần như các lớp trước. Trường hợp lượng bê tông không đủ cho việc đầm nén thì hãy tiếp tục cho thêm hỗn hợp vào và đầm chặt lại.
  • Lấy que đầm thép gạt bỏ lượng hỗn hợp vữa thừa trên miệng hình nón cụt theo chuyển động quanh tới khi bề mặt hỗn hợp thật phẳng.
  • Cẩn thận tháo bỏ hình nón cụt bằng cách nâng nó lên theo chiều dọc sao cho mẫu bê tông không bị dịch chuyển, quá trình tháo hình nón diễn ra trong khoảng 5 đến 7 giây.
  • Việc tiếp theo là bạn cần đợi tới khi hỗn hợp bê tông sụt. Khi bê tông đã ổn định, bạn đo độ sụt của bê tông theo chiều cao. Lật ngược hình nón cụt lại và đặt bên cạnh mẫu bê tông. Để que thép nén lên nón cụt rồi tiến hành đo khoảng cách kể từ thanh thép tới tâm di chuyển ban đầu.

Khi tiến hành đo bạn cần lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ nón cụt để đảm bảo dụng cụ này không khiến kết quả kiểm tra bị sai lệch.
  • Bước nâng hình nón lên theo chiều dọc cần tiến hành chậm rãi và cẩn thận, tuyệt đối không di chuyển hình nón theo chiều ngang vì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đo.
  • Kiểm tra độ sụt ngay khi tháo hình nón ra khỏi khối bê tông để tránh các yếu tố môi trường làm sai lệch kết quả đo.

Một số ứng dụng trên thực tế

Độ sụt có ý nghĩa như mác biểu thị chất lượng bê tông. Do đó, tùy thuộc và yêu cầu của từng công trình mà các kỹ sư sẽ thiết kế bê tông với những độ sụt khác nhau.

  • Tác động tới quá trình xây dựng

Yếu tố quyết định nhiều đến các giai đoạn trong quá trình thi công như bơm hay đổ bê tông chính là tính linh động của bê tông. Với bê tông quá nhuyễn hoặc có độ sụt quá lớn, hỗn hợp vữa bê tông có thể lấp đầy khuôn một cách dễ dàng nhưng lại gây ảnh hưởng đến cường độ bê tông và khiến quá trình tạo hình theo thiết kế khó khăn hơn.

Ngược lại nếu bê tông có độ sụt nhỏ (bê tông quá cứng) thì sẽ làm cản trở việc bơm, đổ bê tông. Bên cạnh đó, hỗn hợp cũng rất khó để lấp kín khuôn khi tạo hình và dễ bị thấm nước sau khi đông cứng do tác động của ngoại cảnh.

  • Tác động tới chi phí thi công

Mỗi một hỗn hợp bê tông sẽ có độ sụt và mác khác nhau tùy vào tỉ lệ phối trộn cát, đá, xi măng,… ban đầu. Vì thế, những chỉ số này cần được tính toán trước trong các bản vẽ thiết kế. Chỉ số trên không thích hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình mà còn làm lãng phí nguồn vốn đầu tư nếu dùng bê tông có độ sụt quá lớn (cốt liệu đặc, dùng nhiều cốt liệu hơn so với lượng cần thiết).

Bê tông có độ sụt khác nhau tùy theo từng công trình
Bê tông có độ sụt khác nhau tùy theo từng công trình

Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý?

Hiện nay, những loại bê tông đọc sử dụng nhiều thường là bê tông mac 200, 250, 300, 350, 400. Với các công trình dân dụng vừa và nhỏ, công trình nhà ở người ta thường dùng bê tông mac 250 hoặc 300. Vậy đối với từng loại bê tông và độ lớn của công trình thì độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý? Lời giải sẽ có ngay sau đây.

Với công trình nhà ở từ 3 tầng trở xuống có thể dùng bê tông mác 200. Nhịp giữa những dầm lớn nên dùng bê tông mac 250. Với công trình nhà từ 4 đến 6 tầng nên dùng bê tông mác 250. Nhịp giữa những dầm lớn nên dùng bê tông mac 300. Ngoài ra, các công trình như nhà xưởng công nghiệp lớn, bể chứa, silo hay móng nhà kho, nhà cao tầng thường dùng bê tông mac 300 hoặc 400. Cọc nhồi, cọc bê tông đổ sẵn sử dụng bê tông mac 300 trở lên. Các dầm cầu, trụ cầu, mố, dầm dự ứng lực nên dùng bê tông mac trên 350.

Độ sụt thường được lựa chọn cho bê tông trong công trình dân dụng là 10 ± 2 mm (lớn nhất là 12 ± 2 mm khi lên cao) nếu đổ bê tông bằng bơm. Trường hợp đổ móng trực tiếp không sử dụng bơm thì nên chọn độ sụt nhỏ hơn 6 ± 2. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn độ sụt bê tông mac 200, độ sụt bê tông mac 250, độ sụt bê tông mac 300,… cụ thể là bao nhiêu thì hãy theo dõi bảng tiêu chuẩn sau:

Mác bê tông Tiêu chuẩn Đơn vị tính Độ sụt (mm)
100 Đá 1×2 m3 120 ± 20
150 Đá 1×2 m3 120 ± 20
200 Đá 1×2 m3 120 ± 20
250 Đá 1×2 m3 120 ± 20
300 Đá 1×2 m3 120 ± 20
350 Đá 1×2 m3 120 ± 20
400 Đá 1×2 m3 120 ± 20
450 Đá 1×2 m3 120 ± 20
500 Đá 1×2 m3 120 ± 20

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin thiết yếu và cơ bản nhất, hy vọng các chia sẻ này đã giúp bạn nắm rõ độ sụt bê tông là gì? Cũng như cách kiểm tra độ sụt bê tông để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Hãy tiếp tục theo dõi Xây dựng Tiên Phong để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến trúc – xây dựng nhé!

[lienhe]