Giấy phép xây dựng là gì? Có những loại giấy phép xây dựng nào? Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp xây dựng, nhu cầu thiết kế, thi công công trình của người dân cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có thể tiến hành quá trình thi công, giấy phép là một trong những loại giấy tờ bắt buộc cần có. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại giấy phép này trong bài viết dưới đây nhé.
Công ty xây dựng Tiên Phong là một trong những thương hiệu thi công, xây dựng và thiết kế nội thất uy tín nhất thị trường Việt Nam. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ đến hotline [hotline] để được tư vấn nhé.

Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ của nhà nước, cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình,… theo nguyện vọng trong phạm vi được cấp phép. Mẫu giấy phép là cố định và do cơ quan nhà nước ban hành. Ứng dụng chính của loại văn bản này là giúp quy hoạch đô thị và quản lý xây dựng trong khu dân cư. Mỗi quốc gia có những quy định về xây dựng và cấp phép khác nhau, do đó quý khách nên tham khảo cẩn thận trước khi thi công nhé.
Theo khoản 17 điều 3 bộ Luật xây dựng 2014, giấy phép là một văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình,… Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư bắt buộc phải có được giấy phép cho phép xây dựng. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc, được quy định trong Luật và có hiệu lực thi hành. Ưu điểm của giấy phép xây dựng bao gồm:
- Làm giảm thiểu rủi ro xảy ra các trường hợp tranh chấp, kiện tụng có liên quan đến xây dựng công trình
- Tạo điều kiện cho các dự án xây dựng thực hiện nhanh chóng, thuận lợi nhất
- Đảm bảo việc quản lý đô thị, quản lý quy hoạch và dân cư
- Giám sát sự hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường

Những nội dung cơ bản trong giấy phép xây dựng
Căn cứ vào điều 90, bộ Luật xây dựng 2014, giấy phép cho phép xây dựng công trình có những nội dung bắt buộc sau:
- Tên công trình
- Tên và địa chỉ của chủ đầu tư
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với những công trình xây dựng theo tuyến
- Loại, cấp công trình xây dựng
- Cốt xây dựng công trình
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
- Mật độ xây dựng nếu có
- Hệ số sử dụng đất nếu có
- Đối với công trình dân dụng thông thường hoặc các công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, cần cung cấp thêm nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng trệt, số tầng, chiều cao từng tầng, chiều cao tối đa toàn công trình, màu sắc,…
- Thời hạn khởi công công trình không được quá 12 tháng kể từ ngày được cấp phép xây dựng
Những thông tin này là các thông tin bắt buộc và nhất định cần được tuân thủ theo đúng như trong giấy phép xây dựng quy định. Trong trường hợp chủ đầu tư không tuân thủ theo đúng các thông tin dự án, cơ quan chính quyền các cấp có quyền hạn yêu cầu dừng thi công và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phân loại giấy phép xây dựng
Có rất nhiều loại giấy phép khác nhau, được cấp cho tùy theo đặc điểm của từng công trình. Do đó, các cá nhân hoặc chủ đầu tư phải xem xét thật kỹ loại giấy phép của mình để có kế hoạch xây dựng phù hợp. Theo khoản 3, điều 89 bộ Luật xây dựng 2014 có quy định những loại giấy phép như sau:
- Giấy phép xây dựng mới: Đây là loại giấy phép được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Trong đó, có hai loại giấy phép mới bao gồm: giấy phép có thời hạn cấp cho các dự án đơn lẻ, có thời gian sử dụng theo quy hoạch và giấy phép giai đoạn cấp cho từng phần nhỏ của dự án xây dựng lớn hoặc cho công trình nhỏ của một dự án chưa hoàn thiện.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Đây là loại giấy phép được cấp cho các công trình cần được sửa chữa, thay đổi kết cấu chịu lực, sửa đổi mặt ngoài của công trình kiến trúc giáp đường có ảnh hưởng đến môi trường. Để tiến hành xin phép cải tạo, chủ đầu tư phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và các cơ quan có thẩm quyền xử lý trong vòng 15 – 30 ngày tùy theo tính chất công trình.
- Giấy phép xây dựng di dời công trình: Trong trường hợp chủ đầu tư muốn di dời các công trình trong khu đô thị, trong trung tâm cụm xã hoặc trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa lịch sử,… thì bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Để tiến hành di dời công trình, các công trình cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện di dời cũng như hồ sơ, lệ phí cần thiết.

Tổng quan về quy trình xin cấp giấy phép xây dựng
Để có thể sở hữu giấy phép hợp lệ và nhanh chóng, chủ đầu tư công trình cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp phép có đầy đủ các giấy tờ với thông tin cần thiết cũng như nộp đúng cơ quan cấp phép. Bộ hồ sơ xin cấp phép có những các loại giấy tờ được yêu cầu tùy theo vị trí xây dựng nhưng vẫn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu của Bộ xây dựng
- Bản sao có công chứng của giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Bản vẽ xin giấy phép, có thể hiện vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình, mặt bằng móng công trình, sơ đồ vị trí công trình, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, ảnh chụp hiện trạng,…
- Giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng trong trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở khu vực có quy hoạch xây dựng được duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện.
Cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép xây dựng
Để có thể nhanh chóng nhận được giấy phép xây dựng, các cá nhân phải nộp hồ sơ xin cấp ở các cơ quan chịu trách nhiệm tương ứng tùy theo quy mô và đặc thù của công trình. Để có thể biết được cần lựa chọn cơ quan nhà nước nào, quý khách có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
- Đối với các công trình xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã thuộc địa giới quản lý hành chính của quận, huyện, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh: Nộp hồ sơ ở ủy ban nhân dân cấp huyện
- Đối với những công trình riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã được duyệt quy hoạch xây dựng: Nộp hồ sơ ở ủy ban nhân dân cấp xã

Quy trình xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Khi nhận được bộ hồ sơ xin phép xây dựng từ chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phép phải kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cần phải giải thích và hướng dẫn người xin phép bổ sung giấy tờ theo đúng quy định. Thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian xin cấp phép. Đối với hồ sơ đã có đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả.
Đối với nhà ở riêng lẻ, thời hạn cấp phép không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp đến hạn nhưng vẫn chưa thể cấp phép vì một số yếu tố cần được xem xét thêm, cơ quan cấp phép phải đưa ra thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư và báo cáo lên các cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.Thời gian xem xét không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.
Sau khi đến hạn, cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí theo quy định. Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, cần có văn bản trả lời có đóng dấu theo quy định của cơ quan cấp phép.
Các thủ tục liên quan đến cấp phép xây dựng khác
Bên cạnh xin cấp mới giấy phép, các chủ đầu tư cũng có thể xin cấp giấy phép sửa đổi hoặc có bổ sung trong giấy phép xây dựng công trình. Trong trường hợp công trình xây dựng bị quá hạn, cần được gia hạn giấy phép để có thể hoàn thiện dự án. Bộ hồ sơ xin gia hạn bao gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép
- Bản chính giấy phép được cấp
- Thời gian xét cấp gia hạn

Trong trường hợp muốn điều chỉnh thiết kế kiến trúc xây dựng khác với những thông tin đã cung cấp trong hồ sơ hoặc giấy phép xây dựng đã cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh trước khi tiến hành thi công. Trong đó, nếu có thay đổi trong các hạng mục sau thì cần phải xin giấy phép:
- Vị trí xây dựng công trình
- Cốt nền xây dựng dự án
- Các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
- Diện tích xây dựng, tổng diện tích sản, chiều cao công trình, số tầng,…
Nếu chủ đầu tư muốn gia hạn giấy phép vì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép mà công trình chưa thể khởi công, thì để tiếp tục hoàn thành dự án, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để xin gia hạn giấy phép xây dựng. Trong trường hợp đã hết hạn mà chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng, cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể yêu cầu dừng thi công và xử lý vi phạm.
Những công trình được miễn xin giấy phép
Thông thường, các công trình xây dựng đều bắt buộc phải có giấy phép mới được tiến hành thi công. Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 89 Luật xây dựng 2014 thì có một số trường hợp đặc biệt được phép miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
- Công trình xây tạm phục vụ thi công công trình chính
- Công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt
- Công trình thuộc các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất,… có quy hoạch được phê duyệt
- Công trình thi công sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thiết bị bên trong công trình cũ, không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt

Liên hệ thi công, thiết kế công trình tại công ty xây dựng Tiên Phong
Được thành lập từ năm 1997, công ty xây dựng Tiên Phong đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy khi khách hàng muốn tìm một công ty thi công, xây dựng và thiết kế nội thất. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hệ thống kỹ sư lành nghề, chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những công trình đẹp nhất với mức giá thi công cạnh tranh nhất.
Lĩnh vực hoạt động của công ty vô cùng phong phú, bao gồm: công trình ngoại giao, trung tâm thương mại đa năng, nhà ở dân dụng, khách sạn, khu nghỉ mát,… Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ của công ty xây dựng Tiên Phong, vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline [hotline] để được tư vấn và giải đáp tận tình nhé.
[lienhe]