Khối lượng riêng của bạc là bao nhiêu? Bạc là gì? Có công dụng gì trong cuộc sống? Kim loại này chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với mỗi người nhờ các ứng dụng rộng rãi trong đời sống như làm đồ trang sức, vật dụng trang trí, sản xuất linh kiện điện tử. Tuy nhiên, ứng dụng của bạc không chỉ có vậy. Hãy cùng Xây dựng Tiên Phong tìm hiểu về kim loại quan trọng này ngay sau đây nha.

Bạc là gì?
Bạc là một trong những tài nguyên quan trọng đóng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Trong chúng ta chắc hẳn không ai là không biết biết kim loại này. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạc được kí hiệu bằng chữ ag với số hiệu nguyên tử là 47.
Là một dòng kim loại màu, bạc có giá trị về mặt kinh tế cao hơn so với các kim loại như kẽm hoặc đồng. Bạc mang màu trắng sáng, có tính mềm nên dễ dàng chế tác thành nhiều hình dáng khác nhau. Khối lượng riêng của bạc cao hơn so với nhiều nguyên tố hóa học. Không có bất cứ kim loại nào dẫn điện tốt hơn bạc và cũng không một nguyên tố nào dẫn nhiệt tốt hơn nó.
Trong tự nhiên, kim loại này có thể tồn tại ở cả hai dạng là dạng nguyên chất và dạng hợp chất. Nếu là dạng hợp chất, chúng thường kết hợp với vàng, tần suất tìm thấy bạc dưới dạng hợp kim với kim loại khác thấp hơn rất nhiều. Người ta cũng đã phát hiện kim loại bạc trong các khoáng vật như chlorargvrit và argentit. Khối lượng riêng của bạc được đánh giá là khối lượng riêng lý tưởng đối với sản xuất. Kim loại này được ứng dụng để điều chế vàng, kẽm hay chì. Nếu không sử dụng bạc thì việc điều chế các kim loại trên sẽ rất khó khăn.

Khối lượng riêng của bạc là bao nhiêu?
Trong tự nhiên, mỗi chất sẽ có một khối lượng riêng khác nhau. Khối lượng riêng chính là khối lượng vật liệu tính trên một đơn vị thể tích. Từ “riêng” ở đây cũng nói lên sự khác biệt của chúng giữa các vật chất. Đại lượng này khác nhau giữa các chất và hoàn toàn không có nét tương đồng. Khối lượng riêng của bạc được xác định là 10500 kg/m3 theo các kết quả nghiên cứu đã công bố. Khối lượng riêng của bạc so với một số chất khác như sau:
- So với khối lượng riêng của vàng
Là một trong những kim loại rất quý và hiếm, vàng có giá trị cao hơn rất nhiều so với bạc. Khối lượng riêng của vàng rơi vào khoảng 19300 kg/m3. Với độ lớn này thì vàng nặng hơn bạc 8800 kg/m3.
- So sánh với khối lượng riêng của kim loại đồng
Kim loại đông có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sở dĩ được dùng phổ biến như vậy là vì tính dẫn nhiệt và dẫn điện của đồng ở mức thích hợp. Đồng cũng có tính dẻo nên rất dễ gia công, uốn nắn, tạo hình. Người ta đã đo được khối lượng của 1m3 đồng là 8900 kg. So với bạc thì khối lượng riêng của đồng nhỏ hơn.
- So với khối lượng riêng kim loại chì
Kim loại chì có tính độc, khi đi vào cơ thể người sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chì cũng rất mềm và để tạo hình chúng thì không mấy khó khăn. 11300 kg/m3 chính là khối lượng riêng của chì. Giá trị này lớn hơn so với kim loại bạc.

- So sánh với khối lượng riêng của thép
Là một loại hợp kim chế tạo từ sắt, thép có những tính chất thích hợp với việc sản xuất, đóng tàu, làm vật liệu xây dựng,… khối lượng riêng của thép có độ lớn 7100 kg/m3, nhỏ hơn khá nhiều so với bạc là 10500 kg/m3.
- So với khối lượng riêng của không khí
Nếu không khí không tồn tại thì cũng sẽ không có sự xuất hiện của con người. Nhờ việc trao đổi chất, hô hấp lấy o2 thải co2, con người mới có thể duy trì sự sống. Chắc chắn rồi, khối lượng riêng của bạc sẽ lớn hơn rất nhiều so với không khí. Khối lượng riêng của không khí đã được tính toán là khoảng 129 kg/m3. Như vậy, bạc có khối lượng riêng lớn gấp hơn 80 lần không khí.
- So sánh với khối lượng riêng của nước
Sự sống của chúng ta sẽ không thể duy trì nếu thiếu nước. Các nhà nghiên cứu đã xác định được khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Giá trị này nhỏ hơn so với khối lượng riêng của bạc là 9500 kg/m3.
Ứng dụng của bạc trong đời sống
Ứng dụng của bạc trong y khoa
Theo một số quan điểm dân gian xưa, nhiều người cho rằng kim loại bạc không thực sự tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh tác dụng vượt trội của bạc tới sức khỏe và chúng ta cần tận dụng chúng để bảo vệ và cải thiện cơ thể mình tốt hơn.

Đa phần kim loại nặng đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như thủy ngân, chì. Hầu hết những kim loại như vậy có chứa chất độc gây hại đến cả con người và các động vật khác. Tuy nhiên, đối với bạc thì khác, chúng chứa những thành có lợi nhiều hơn là có hại. Nếu biết cách sử dụng, chúng sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích.
Công dụng đầu tiên phải kể đến chính là khả năng kháng khuẩn. Tính chất này được ứng dụng rất nhiều trong y khoa với mục đích điều chế dung dịch khử khuẩn, sát trùng vết thương. Nhờ vậy, kim loại này giúp con người ngăn chặn sự xâm nhập của virus hoặc mầm bệnh vào cơ thể.
Công dụng của bạc đối với sức khỏe
Tuy khối lượng riêng của bạc không nhỏ nhưng lại là một thành phần quan trọng góp phần duy trì tính đàn hồi của mạch máu, thúc đẩy quá trình liền sẹo và tái tạo xương. Đồng thời, kim loại trên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi và hình thành da.
Kết quả của nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, bệnh nhân mắc viêm khớp khi đeo bạc, lượng bạc đó sẽ giúp các biểu hiện của chứng viêm khớp giảm đi đáng kể. Nguyên tố này còn giúp nhiệt độ cơ thể của chúng ta được cân bằng mọi nơi mọi lúc. Từ đó giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn và việc hấp thu dinh dưỡng cũng diễn ra hiệu quả hơn.
Chế tác đồ trang sức từ bạc
Đây có lẽ là ứng dụng quen thuộc nhất của bạc trong đời sống mà ai ai cũng biết. Kim loại quý này mang giá trị thẩm mỹ cao nên chủ yếu được dùng để chế tác đồ trang sức, vật dụng trang trí.

Một số ứng dụng khác của bạc
- Bạc nguyên chất được sử dụng để làm chất dẫn điện trong nhiều sản phẩm điện, điện tử như bảng mạch in làm bằng sơn bạc, bàn phím laptop, máy tính sử dụng tiếp điểm làm bằng bạc. Trong tiếp điểm của đường điện cao thế, bạc cũng là vật liệu được sử dụng vì đây là vật chất duy nhất dẫn điện mà không đánh hồ quang qua tiếp điểm, từ đó giúp đảm bảo tính an toàn cho khu vực có đường điện đi qua.
- Muối halogen bạc, đặc biệt là bạc nitrat có ứng dụng rất quan trọng và được dùng phổ biến để sản xuất phim ảnh. Muối bạc fulminat được dùng như một chất nổ cực mạnh, bạc iodide được sử dụng làm chất tụ mây trong tạo mưa nhân tạo, bạc chloride trong suốt nên được dùng như một loại keo dán kính.
- Trong sản xuất gương yêu cầu độ phản xạ ánh sáng cao thì bạc sẽ được dùng để chế tác, còn mặt sau sẽ được mạ bằng nhôm. Kim loại trên cũng được ứng dụng làm chất xúc tác đối với những phản ứng oxy hóa – khử trong lĩnh vực hóa học như sử dụng tấm lọc bạc hay chất kết tinh có ít nhất 99,95% bạc trên tổng khối lượng trong quy trình chế tác fomanđehit từ không khí và metanol.
- Bạc kim loại cũng có ứng dụng trong sản xuất nhiều loại công tắc điện, que hàn, pin dung lượng lớn bao gồm pin bạc – cadimi, pin bạc – kẽm. Trong pin đồng hồ, cực dương của chúng được làm từ bạc oxide. Theo quan điểm dân gian, bạc còn được xem là chất có khả năng xua đuổi vận xui, tránh gió, chống tà ma,…
Như vậy, Xây dựng Tiên Phong đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn về khối lượng riêng của bạc cũng như định nghĩa bạc là gì và các công dụng của bạc trong cuộc sống con người. Để bài viết thêm phần hoàn thiện, Xây dựng Tiên Phong rất mong nhận được các góp ý từ độc giả, khách hàng trong phần bình luận, đánh giá. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.
[lienhe]