Nền đường là gì? Cấu tạo nền đường như thế nào?

Nền đường là gì? Cấu tạo nền đường ra sao? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm tới. Nền đường là hạng mục đòi hỏi rất cao về độ chắc chắn cũng như sự bền vững khi thi công công trình cầu đường. Mời các bạn cùng Xây dựng Tiên Phong tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Nền đường là gì?
Nền đường là gì?

Nền đường là gì? Cấu tạo nền đường ra sao?

Khái niệm nền đường là một trong các định nghĩa cơ bản nhất cần phải nắm được trước khi tìm hiểu về các thuật ngữ mang tính chuyên môn. Nói tới định nghĩa nền đường là nói đến một bộ phận quan trọng không thể thiếu được khi xây dựng công trình đường giao thông vận tải. Vậy thì trong ngành xây dựng, người ta định nghĩa nền đường là gì?

Nền đường được hiểu là tập hợp những bộ phận đào và đắp vật liệu nằm trong diện tích mặt cắt ngang của bản thiết kế thi công xây dựng đường giao thông, không bao gồm các bộ phận thuộc kết cấu áo đường. Cấu tạo nền đường gồm có 2 bộ phận chính đó là nền đào và nền đắp.

Mặt cắt ngang trong bản thiết kế xây dựng của nền đường được giới hạn bởi mặt lề đường và mặt luy nền đường. cần sử dụng nhiều phương pháp xử lý nhanh nhạy lên bề mặt ranh giới giữa kết cấu áo đường cùng những phạm vi có liên quan nhằm tối đa hóa độ ổn định và cường độ chịu lực của nền đường. Một số thuật ngữ có liên quan mà bạn cũng cần nắm được bên cạnh khái niệm nền đường là gì? bao gồm kết cấu áo đường cứng và kết cấu nền đường mềm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thuật ngữ này trong phần thông tin tiếp theo.

Cấu tạo nền đường gồm có 2 bộ phận chính đó là nền đào và nền đắp
Cấu tạo nền đường gồm có 2 bộ phận chính đó là nền đào và nền đắp

Kết cấu áo đường cứng

Kết cấu áo đường cứng là khái niệm dùng để chỉ áo đường với lớp móng hoặc bề mặt làm từ bê tông xi măng. Vật liệu này tạo cho lớp áo đường độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt tốt, giúp áo đường không bị biến đổi về cường độ cũng như hình dạng.

Trong quá trình thiết kế thi công áo đường cứng, lý thuyết về “tấm trên nền đàn hồi” sẽ được ứng dụng, cùng với đó sự thay đổi nhiệt độ cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến tấm bê tông cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Tiêu chuẩn đối với việc thiết kế thi công áo đường cứng được sử dụng trong những trường hợp như sau:

  • Mặt đường xây dựng theo phương pháp đổ bê tông xi măng ngay tại địa điểm xây dựng và đặt bên trên phần nền móng bởi những loại vật liệu xây dựng khác nhau.
  • Phần móng được làm từ bê tông xi măng ở dưới lớp vật liệu bê tông nhựa.
  • Mặt đường được tạo ra bởi việc lắp ghép nhiều khối bê tông xi măng lại với nhau.

Kết cấu nền đường mềm

Sau khi đã hiểu rõ nền đường là gì và kết cấu áo đường cứng là gì thì một định nghĩa nữa cũng không kém phần quan trọng mà bạn nên nắm được đó là kết cấu nền đường mềm. Kết cấu nền đường mềm là kết cấu bao gồm các lớp mặt và các lớp móng của áo đường được thi công bằng những loại vật liệu hỗn hợp nhựa – đá. Chúng cũng bao gồm cả phần đất phía trên cùng của nền đường – nơi chịu áp lực truyền xuống theo phương thẳng đứng do phương tiện giao thông gây ra.

Bên cạnh đó, khi chịu lực tác động, độ biến dạng của phần đất này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong độ biến dạng của toàn bộ kết cấu áo đường. Chính vì thế, trong giai đoạn thiết kế thi công áo đường mềm phải đặc biệt lưu ý tới các phương pháp gia tăng cường độ cũng như gia tăng tính ổn định của cường độ phần đất ở dưới đáy lớp áo đường.

Cần xem xét đầy đủ các thông tin trước khi xây dựng kết cấu áo đường
Cần xem xét đầy đủ các thông tin trước khi xây dựng kết cấu áo đường

Khi thiết kế xây dựng kết cấu áo đường mềm bạn cần thu thập một số dữ liệu sau:

  • Quy mô các phương tiện giao thông thường chạy trên tuyến đường.
  • Tiến hành điều tra, làm thí nghiệm và quan trắc.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất và thuỷ văn.
  • Điều tra các loại vật liệu dọc trên tuyến đường.
  • Điều tra, đánh giá các phương tiện cũng như điều kiện thi công xây dựng.
  • Điều tra và thu thập số liệu luận chứng.

Quy trình thiết kế nền đường

Nền đường là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong thi công công trình giao thông vận tải. Xây dựng một tuyến đường giao thông thì chắc chắn không thể thiếu nền đường. Bộ phận này đòi hỏi độ chắc chắn và độ bền cực kì cao. Do vậy việc thiết kế cần tuân thủ quy trình chuẩn để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng lâu dài của công trình. Dưới đây là trình tự các bước thiết kế nền đường hợp lý nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

 Thiết kế cấu tạo của kết cấu áo đường

Việc thiết kế cấu tạo có mục đích chọn lựa và bố trí từng lớp vật liệu một cách hợp lý sao cho yêu cầu và chức năng của các lớp áo đường đều được đảm bảo. Bên cạnh đó là chọn các phương pháp gia tăng tính ổn định và cường độ của phần móng nền đất. Việc thiết kế này mang một ý nghĩa quan trọng bởi trên thực tế rất nhiều yêu cầu đưa ra đối với hiệu quả vận doanh khai thác áo đường mà ta không thể xử lý được bằng cách tính toán.

Nền đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông vận tải
Nền đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông vận tải

 Tính toán xác định tỉ lệ phối hợp thành phần liên kết trong vật liệu

Ở bước này, bạn cần tiến hành thử nghiệm nhằm xác định chính xác tỉ lệ từng nguyên liệu thành phần trong vật liệu xây dựng. Tiếp theo là kiểm tra, đánh giá những tính chất, đặc điểm cơ học của dòng vật liệu sử dụng để đưa ra các yêu cầu cụ thể với vật liệu dùng trong từng lớp kết cấu. Cường độ của lớp kết cấu áo đường trong thiết kế cần đảm bảo độ tin cậy cao, đảm bảo độ bền tại những đoạn đường liền kề với những khu vực có bố trí điểm dừng đỗ xe, trạm thu phí,…

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc nền đường là gì, cấu tạo nền đường ra sao cùng với các chia sẻ thực tế về quy trình thiết kế xây dựng kết cấu nền đường mà Xây dựng Tiên Phong muốn gửi đến độc giả. Mong rằng sau khi theo dõi bài viết, bạn đã hiểu rõ về nền đường và biết cách xác định kết cấu áo đường. Nếu còn bất kì băn khoăn nào hoặc cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ ngay với Xây dựng Tiên Phong để được hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé.

[lienhe]