Nhiệt độ nóng chảy của vàng và một số hợp kim của vàng đang được sử dụng trên thế giới

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là bao nhiêu? Hay các loại hợp kim của vàng nóng chảy ở bao nhiêu độ C? Đây là những câu hỏi gây băn khoăn cho rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin về vấn đề này thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng Xây dựng Tiên Phong đi tìm hiểu ngay sau đây nha.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là bao nhiêu?
Nhiệt độ nóng chảy của vàng là bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy là gì? 

Nhiệt độ nóng chảy là đại lượng biểu thị mức nhiệt mà khi ở trong điều kiện nhiệt độ đó, hiện tượng nóng chảy của vật chất sẽ diễn ra, nói một cách đơn giản hơn là vật chất sẽ chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Đại lượng này còn có tên gọi khác là nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy. Ví dụ, nhiệt độ nóng chảy của vàng là mức nhiệt khiến cho vàng từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, là nhiệt độ mà chúng ta dùng để nấu chảy vàng.

Ngược lại, mức nhiệt độ khiến vật chất đang tồn tại ở dạng lỏng chuyển về trạng thái rắn được gọi là điểm đông đặc hay nhiệt độ đông đặc. Mỗi một chất sẽ có một mức nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Vậy tại sao chúng ta cần xác định nhiệt độ nóng chảy của vàng cũng như các chất khác? Đối với những chất chưa biết tính chất lí hóa thì việc tính toán đại lượng này sẽ giúp quá trình nhận định đó là kim loại gì dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nhiệt độ hóa lỏng của kim loại, phi kim, hợp kim cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế tạo, làm khuôn đúc, đúc kim loại, gia công cơ khí, lĩnh vực y tế hoặc phục vụ công tác nghiên cứu.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là điểm nhiệt khiến vàng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
Nhiệt độ nóng chảy của vàng là điểm nhiệt khiến vàng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Vàng và các hợp kim của vàng

Vàng là một kim loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Khi tồn tại dưới dạng khối chúng có màu vàng nhưng nếu chia nhỏ ra thì nó có thể mang màu đen, tím hoặc hồng ngọc. Đây là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị biến đổi do không khí, nhiệt độ môi trường và phần lớn các thuốc thử.

Trong số các kim loại thì vàng là kim loại mềm và dễ uốn, dễ tạo hình nhất. Người ta thường cho thêm một số nguyên tố khác vào cùng với vàng để gia tăng sức mạnh. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vàng có:

  • Kí hiệu: Au
  • Số nguyên tử: 79
  • Vị trí trong bảng tuần hoàn: Nằm ở ô 79, thuộc chu kì 6, nhóm IB.
  • Nguyên tử khối: 197 g/mol.

Tính chất vật lý của vàng

  • Vàng có tính dẻo, mềm, mang màu vàng ánh kim.
  • Tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chổ đứng sau bạc và đồng.
  • Khối lượng riêng: 19,3 g/cm3.

Tính chất hóa học của vàng

  • Vàng là kim loại có tính khử yếu. trong các hợp chất, số oxy hóa của kim loại này thay đổi từ -1 cho tới +5, tuy nhiên giá trị +2 và +3 vẫn là phổ biến nhất.
  • Dù ở nhiệt độ nào thì vàng cũng không bị hòa tan bởi axit và không bị oxy hóa trong không khí. Vàng sẽ xảy ra phản ứng với một số chất như nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl đặc với tỉ lệ 1:3), thủy ngân, dung dịch muối NaCN hoặc muối xianua của kim loại kiềm khác.
Vàng là kim loại có tính khử yếu.
Vàng là kim loại có tính khử yếu.

Các loại vàng trên thị trường hiện nay

Sự đa dạng của các sản phẩm vàng đem lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên điều này lại vô tình dẫn đến những băn khoăn khi người mua khó lòng phân biệt các loại vàng đang được cung ứng.

Trường hợp người mua vàng chọn phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng không phải là ít. Để tránh tình trạng này xảy ra, bên cạnh việc chọn lựa cơ sở cung cấp uy tín, bạn cũng cần phân biệt và nắm được đặc điểm từng loại vàng để nhận dạng chúng một cách chính xác nhất.

Vàng ta

Vàng ta còn được gọi là vàng 24K, vàng 9999 hay vàng nguyên chất. loại vàng này có độ tinh khiết cực cao, lên đến 99,99%, chung gần như không chứa bất kì tạp chất nào. Đặc điểm của vàng ta:

  • Độ mềm cao, khó chế tác thành trang sức hoặc các đồ dùng khác.
  • Chủ yếu được dùng với mục đích đầu tư, dự trữ.
  • Được lưu trữ ở dạng miếng, thỏi hoặc trang sức chế tác đơn giản.
  • Giữ nguyên giá trị trong quá trình giao dịch, mua bán.

Vàng 999

Đây cũng là một loại vàng nguyên chất, nằm trong nhóm vàng 10 tuổi – vàng 24K nhưng so với vàng 9999 thì vàng 999 có độ tinh khiết thấp hơn. Nếu tỉ lệ vàng nguyên chất trong sản phẩm vàng 9999 là 99,99% thì trong vàng 999 là 99,9%. Đặc điểm của vàng 999:

  • Các đặc tính và cách sử dụng của vàng 999 cũng tương tự như vàng 9999.
  • Do hàm lượng vàng nguyên chất thấp hơn nên giá trị của chúng cũng thấp hơn vàng 9999 một chút.

Vàng trắng

Vàng trắng là hợp kim của vàng nguyên chất với một số kim loại khác. Loại vàng này được chia thành nhiều cấp độ như 18K, 14K hoặc 10K. Một số đặc điểm của vàng trắng:

  • Các kim loại được pha trộn chung với vàng thường là bạc hoặc các bạch kim khác.
  • Kiểu sáng sang trọng, hiện đại, bắt mắt.
  • Độ cứng của hợp kim này khá tốt, dễ chế tác thành đồ trang sức và các sản phẩm trang trí khác.
Có rất nhiều loại hợp kim vàng với hàm lượng vàng khác nhau 
Có rất nhiều loại hợp kim vàng với hàm lượng vàng khác nhau

Vàng hồng

Là loại hợp kim được sản xuất từ vàng nguyên chất cùng với đồng kim loại. Chính lượng đồng trong hợp kim đã mang lại cho sản phẩm màu vàng hồng rất bắt mắt. Sản phẩm này cũng được chia thành các cấp độ như 18K, 14K và 10K.

Vàng tây

Dòng sản phẩm này được chia thành nhiều loại dựa trên hàm lượng vàng nguyên chất trong hợp kim:

  • Vàng 10K: Là loại vàng chứa 41,6% vàng nguyên chất, 58,4% còn lại là các nguyên tố khác.
  • Vàng 14K: Lượng vàng nguyên chất trong hợp kim này là 58,3%, còn lại là kim loại khác.
  • Vàng 18K: Có 75% là vàng nguyên chất và lượng cò lại là những kim loại khác.

Một số loại vàng khác

Ngoài các loại vàng nêu trên, chúng ta còn có vàng ý, vàng non, vàng mỹ kí. Công dụng phổ biến nhất của những loại vàng này là làm đồ trang sức, đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng và các hợp kim vàng

Việc xác định nhiệt độ nóng chảy của vàng và hợp kim sẽ giúp chúng ta nung chảy hoàn toàn vàng cũng như các hợp kim của nó trong quá trình sản xuất, gia công chế tác. Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ mà còn tiết kiệm được nguồn năng lượng và chi phí đầu tư. Quá trình nung nóng được khuyến khích áp dụng nhiệt độ hóa lỏng của loại hợp kim vàng cao nhất làm mức nhiệt chuẩn nhằm nấu chảy được toàn bộ lượng kim loại.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064.18 độ C
Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064.18 độ C

Quá trình nung nóng cũng dẫn đến nhiều thiệt hại đối với thành phần kim loại trong hỗn hợp pha trộn. Tình trạng cháy hết các nguyên tố và hợp kim bốc hơi ra ngoài ra không khí nóng hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, để đảm bảo thành phần trong hợp kim vàng như ý muốn và hỗn hợp vẫn nóng chảy toàn bộ sau khi nung thì mức nhiệt sử dụng chỉ được phép lớn hơn từ 380 đến 790 độ C so với nhiệt độ nóng chảy.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng và các hợp kim

STT Tên Hợp Kim Nhiệt Độ nóng chảy
(độ C)
1 Vàng 10K Từ 881 đến 891
2 Vàng 14K Từ 829 đến 874
3 Vàng 18K Từ 915 đến 963
4 Vàng 24K 1063
5 Vàng Trắng 10K 994
6 Vàng Trắng 14K 947
7 Vàng Trắng 14K với paladium 1076
8 Vàng Trắng 18K 929
9 Vàng trắng 18K và paladium 1097

Ứng dụng của vàng trong đời sống

Tiếp theo các thông tin về nhiệt độ nóng chảy của vàng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chúng có những ứng dụng gì nhé. Bên cạnh công dụng làm đồ trang sức, tích lũy tài sản thì vàng còn được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Một số công dụng không thể không kể tới của vàng bao gồm:

  • Điều trị các bệnh liên quan đến răng: Kim loại này đã được dùng để chữa răng từ 3000 năm trước. Trong cuốn sách về nha khoa viết từ năm 1530 bởi chủ biên Artzney Buchlein, các bác sĩ thời xưa đã sử dụng vàng lá để điều trị sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.
  • Sản xuất linh kiện điện thoại: Vàng thường được dùng để làm các thiết bị chuyển mạch, mối nối,… giúp điện thoại tránh bị bào mòn. Trong mỗi chiếc điện thoại di động, lượng vàng dùng để sản xuất linh kiện là khoảng 50mg.
  • Sản xuất linh kiện máy tính: Bạn cũng có thể tìm thấy kim loại này trong các linh kiện của máy tính bàn và laptop. Vàng được dùng để sản xuất chip bộ nhớ, bộ mạch chủ CPU, giúp các bộ phận kết nối một cách dễ dàng, trơn tru với nhau.
Đồ trang sức bằng vàng được rất nhiều người yêu thích
Đồ trang sức bằng vàng được rất nhiều người yêu thích
  • Sản xuất dây dẫn: Là một kim loại có tính dẫn điện tốt, vàng cho phép truyền tải dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng từ thiết bị này tới thiết bị khác.
  • Chữa các bệnh về da: Chúng ta có thể thấy sự góp mặt của vàng trong một số loại mỹ phẩm. Không phải bây giờ người ta mới sử dụng vàng để chăm sóc da mà từ 2500 năm trước công nguyên, người dân Trung Quốc đã dùng vàng để trị mụn, viêm loét da, chữa nhọt và thậm chí chữa cả chứng đậu mùa.
  • Điều trị viêm khớp: Vàng đã được ứng dụng để giảm các triệu chứng sưng đau khớp và thúc đẩy quá trình làm lành thương tổn tại xương. Quá trình điều trị bằng vàng thường diễn ra trong thời gian dài, người bệnh cần “tiêm” vàng khoảng 22 tuần liên tục mới có thể cải thiện bệnh.
  • Ứng dụng trong xây dựng: Nhờ đặc tính dễ dát mỏng, vàng đã được dùng trong nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Điển hình như nhà thờ St Michael tại Kiev thuộc Ukraine, đền Sripuram của Ấn Độ.

Trên đây là các thông tin cơ bản về vàng, nhiệt độ nóng chảy của vàng cũng như các ứng dụng trong đời sống mà Xây dựng Tiên Phong muốn gửi tới các bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

[lienhe]