Phế liệu là gì? Phế liệu khác chất thải như thế nào?

Phế liệu là gì? Có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn và đánh đồng phế liệu với chất thải. Tuy nhiên hai khái niệm này lại khác nhau hoàn toàn. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Xây dựng Tiên Phong đi tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.

Phế liệu là gì?
Phế liệu là gì?

Phế liệu là gì?

Định nghĩa phế liệu đã được đề cập trong khá nhiều tài liệu thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Trong từ điển Tiếng Việt có nêu phế liệu là tên gọi đối với các nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, chế biến. Như vậy, sau quá trình sử dụng, tất cả các vật dụng, vật liệu, nguyên liệu bỏ đi đều coi là phế liệu. Cách giải thích này lại đánh giá phế liệu khá tương tự như chất thải bởi chất thải cũng là những thứ bỏ đi sau khi đã sử dụng. Do đó, nếu theo khái niệm này thì phế liệu cũng là một loại chất thải.

Trong lĩnh vực pháp lý – khoa học, định nghĩa phế liệu là gì đã được nêu cụ thể hơn. Theo đó, các vật liệu hoặc sản phẩm đã được loại trừ sau quá trình sử dụng hoặc sản xuất nhưng đáp ứng được các yêu cầu cụ thể để có thể tiếp tục ứng dụng làm nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất thì được gọi là phế liệu.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 lại đưa ra khái niệm phế liệu là các sản phẩm mà con người loại bỏ sau khi sử dụng, tiêu dùng nhưng lại thu hồi lại để làm nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất.

Phế liệu là các sản phẩm bị loại bỏ nhưng có thể thu hồi để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất
Phế liệu là các sản phẩm bị loại bỏ nhưng có thể thu hồi để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất

Phế liệu khác chất thải như thế nào?

Theo như các định nghĩa về phế liệu là gì đã nêu trên thì vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được phế liệu và chất thải. Để hiểu rõ phế liệu khác với chất thải như thế nào thì cần phải dựa vào một số tiêu chí cụ thể. Các sản phẩm, vật dụng, nguyên liệu loại ra sau khi sử dụng mà đáp ứng được những tiêu chí sau thì được xếp vào nhóm phế liệu:

  • Là vật liệu hoặc sản phẩm

Vật liệu là các chất, các nguyên liệu được sử dụng với mục đích rõ ràng, cụ thể. Chúng được hiểu là các vật chất có sẵn trong tự nhiên hoặc đã trải qua quá trình chế biến. Những vật chất này có thể ứng dụng vào quá trình sản xuất nhiều thứ khác.

Sản phẩm là cách gọi những thứ được tạo ra nhờ quá trình lao động của con người. Những sản phẩm ấy có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Mặc dù vậy, luật môi trường lại quy định sản phẩm chỉ là những thứ tồn tại ở dạng vật thể và thuộc thành phần của môi trường. Vì vậy các sản phẩm phi vật thể thì không nằm trong nhóm phế liệu.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu
  • Bị loại ra sau quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất

“loại ra” nghĩa là đưa ra ngoài quá trình sản xuất hoặc sử dụng. Trong tiêu dùng, hoạt động này nghĩa là người sở hữu không thực hiện việc khai thác công dụng hay giá trị của chúng nữa. Còn đối với sản xuất, định nghĩa này phân biệt hành động của công nhân với hành động của người sở hữu. “loại ra” ở đây chỉ được xem là hành động của người sở hữu trong quy trình sản xuất.

Khi chủ sở hữu từ bỏ việc sử dụng vật chất, sản phẩm đó vào quy trình sản xuất thì chúng được coi là bị loại ra. Chủ sở hữu có thể thể hiện hành vi này bằng hành động hoặc không bằng hành động.

  • Thu hồi lại làm nguyên liệu ứng dụng trong sản xuất

Vật liệu hoặc sản phẩm có là phế liệu hay không còn tùy thuộc vào hành động của người sở hữu chúng. Hành động này được phân chia thành 2 dạng: Thu lại để bán như một dạng hàng hóa hoặc để sử dụng làm nguyên liệu hay xử lý. Giả sử, nếu túi xách cũ không được chủ sở hữu dùng nữa mà đem bán lại cho người khác thì chúng là hàng cũ, đây là sản phẩm thuộc loại hàng hóa.

Trường hợp người sở hữu sử dụng sản phẩm này làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất hay bán cho người khác để làm nguyên liệu thì chúng sẽ thuộc nhóm phế liệu. Trường hợp không được dùng vào bất cứ mục đích nào thì chúng sẽ trở thành rác thải phải xử lý. Có thể thấy rằng, để đưa ra một nguyên lý chung đánh giá về mong muốn thu hồi của người sở hữu là rất khó. Trên thực tế, việc đánh giá này chỉ có thể tiến hành đối với từng trường hợp cụ thể. 

Phế liệu thường được thu hồi lại để tái chế làm nguyên vật liệu sản xuất
Phế liệu thường được thu hồi lại để tái chế làm nguyên vật liệu sản xuất

Phân loại phế liệu

Phế liệu gồm những loại nào? Câu hỏi này cũng được rất nhiều người đặt ra bên cạnh thắc mắc phế liệu là gì? Hiện nay, phế liệu được phân chia thành 3 loại như sau:

Phế liệu thô

Phế liệu thô chiếm tới gần 70% tổng khối lượng phế liệu. Loại phế liệu này bao gồm các loại đất đá trong xây dựng hay trong việc khai thác khoáng sản, gạch, kính, tro, bê tông,… Các phế liệu dạng này không thể đốt cháy hay phân hóa do đó chúng thường bị chất thành từng đống sau khi thải ra ngoài môi trường. Chúng thường sẽ được sử dụng với mục đích bồi đắp những vùng trũng. Với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, phế liệu dạng thô này có thể góp phần củng cố các cồn đất, bãi đá hoặc lấn biển.

Phế liệu không nguy hại

Phế liệu không nguy hại chiếm khoảng 30% tổng khối lượng phế liệu do con người loại ra sau quá trình sử dụng. Những phế liệu thuộc nhóm này gồm có lá cây, hoa, rơm, gỗ, nhựa, giấy, carton,… chúng có thể mang đến lợi ích về mặt kinh tế nhờ khả năng tái chế, tái sử dụng như làm nguyên liệu sản xuất, ủ thành phân, đốt cháy để thu nhiệt,…

Phế liệu nguy hại

Loại phế liệu này có tỉ lệ dưới 4% trong tổng số các phế liệu thải ra. Phế liệu nguy hại là các vật liệu, vật dụng chứa các chất độc hại, có nguy cơ ảnh hưởng đến con người, môi trường và sinh vật. Chúng thường là những chất thải y tế, chất hóa học, vật liệu phóng xạ,… Vật liệu phóng xạ có thể được lưu trữ trong khi chờ phân hạch hết. Cá vật liệu khác buộc phải xử lý theo nhiều cách khác nhau.

Có rất nhiều loại phế liệu khác nhau trên thị trường
Có rất nhiều loại phế liệu khác nhau trên thị trường

Những lợi ích đem lại từ quá trình tái chế phế liệu

Ở các mục trên, khái niệm “phế liệu là gì?”, phân loại phế liệu cũng như phân biệt chúng với rác thải đã được nêu rất cụ thể. Trong phần này, hãy cùng nhau tìm hiểu xem việc tái chế phế liệu đem lại cho con người những ích lợi gì nhé. Kết quả nghiên cứu từ EPA đã chỉ ra, việc tái chế kim loại phế liệu đem lại rất nhiều lợi ích, điển hình là:

  • Tiết kiệm năng lượng lên đến 75%.
  • Tiết kiệm được một lượng lớn những nguyên liệu sử dụng (raw materials). Khối lượng các nguyên liệu tiết kiệm được lên đến 90%.
  • Làm giảm tỉ lệ ô nhiễm không khí đến 86%.
  • Nước nước sử dụng giảm tới 40%.
  • Giảm tỉ lệ ô nhiễm nguồn nước đến 40%.
  • Giảm tới 97% chất thải mỏ quặng (mining wastes).
Tái chế phế liệu giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên thiên nhiên
Tái chế phế liệu giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên thiên nhiên

Theo tính toán, nếu ta tái chế thép phế liệu để sản xuất thép mới thì có thể tiết kiệm được: 1115 kg quặng sắt, 53 kg đá vôi và 625 kg than. Việc thu gom, tái chế, tái sử dụng phế liệu không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế thông qua mua bán phế liệu. Thu mua phế liệu hiện đang là lĩnh vực đem lại mức lợi nhuận không hề nhỏ.

Như vậy, các thông tin cơ bản về chủ đề phế liệu là gì đã được Xây dựng Tiên Phong tổng hợp trong bài viết và gửi đến độc giả. Mong rằng sau khi tham khảo các bạn đã hiểu rõ định nghĩa phế liệu phân biệt được phế liệu và rác thải, nắm rõ các loại phế liệu cũng như ích lợi của việc tái chế phế liệu. Hãy tiếp tục theo dõi Xây dựng Tiên Phong để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé.

[lienhe]