1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng?

1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng? Bạn đang băn khoăn về số lượng xi măng lát nền cơ bản là bao nhiêu? Hay 1m2 nền cần bao nhiêu xi măng? Nhưng trên các trang thông tin lại có quá nhiều thông tin đến từ nhiều nguồn khiến bạn phân vân không biết đâu mới là thông tin chính xác. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của công ty xây dựng Tiên Phong để giải đáp điều bạn đang băn khoăn nhé.

1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng?

Nền là bộ phận vô vùng quan trọng trong việc thi công xây dựng một công trình. Việc xác định lượng nguyên vật liệu chính xác, cụ thể cũng quan trọng không kém. Định mức được lượng nguyên vật liệu cần dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tránh dư thừa, lãng phí hoặc thiếu hụt nguyên liệu khi đang thi công.

1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng?
1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng?

Đầu tiên, bạn cần nắm được các nguyên vật liệu cần có để lát nền. Những nguyên vật liệu cơ bản bao gồm:

  • Gạch: Loại vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng.
  • Cát đen: Bạn có thể dễ dàng mua ở các đại lý, cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng.
  • Xi măng: Có tác dụng là chất kết dính.

Sau đây là định mức vật liệu cho 1m2 nền bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cát đen: 0,02 m3
  • Xi măng: 5,44 kg
  • Cát trát tường: 0,05 m3
  • Gạch: 68 viên
  • Xi măng trát: 12,8 kg

Bạn cũng có thể tham khảo định mức vật liệu sử dụng trong xây, lát ốp và hoàn thiện nền, sàn sau đây.

STT Loại vật liệu lát nền Đơn vị tính Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức
Loại vật liệu Quy cách Đơn vị Số lượng
1 Làm nền gạch bông dày 17cm, gạch 33x25x12 1m2 Xi măng PCB 30 Kg 24,5
Cát vàng m3 0,031
Đá dăm 1×2 m3 0,054
2 Làm sàn gạch bông dày 20cm gạch 33 x 25 x 15cm 1m2 Xi măng PCB 30 Kg 30,1
Cát vàng m3 0,038
Đá dăm 1×2 m3 0,066
3 Làm sàn gạch bông dày 20cm gạch 40 x 25 x 15cm 1m2 Xi măng PCB 30 Kg 30,1
Cát vàng m3 0,038
Đá dăm 1×2 m3 0,066
4 Làm sàn gạch bông dày 25cm gạch 40 x 20 x 20cm 1m2 Xi măng PCB 30 Kg 34,3
Cát vàng m3 0,043
Đá dăm m3 0,075
5 Lát gạch xi măng 30 x 30cm 1m2 Gạch xi măng 30×30 Viên 24,5
Vữa lót Mác 50 Lít 20
Xi măng trắng Kg 0,2
6 Lát gạch xi măng 20 x 20cm 1m2 Gạch xi măng 20×20 Viên 24,5
Vữa lót Mác 50 Lít 20
Xi măng trắng Kg 0,2
7 Lát gạch xi măng 10 x 10cm 1m2 Gạch xi măng 10×10 Viên 100
Vữa lót Mác 50 Lít 20
Xi măng trắng Kg 0,4
8 Lát gạch men sứ 15 x 15cm 1m2 Gạch men sứ 15×15 Viên 44
Vữa lót Mác 50 Lít 15,5
Xi măng trắng Kg 0,24
9 Lát gạch men sứ 11 x 11cm 1m2 Gạch men sứ 11×11 Viên 83
Vữa lót Mác 50 Lít 21
Xi măng trắng Kg 0,35
10 Lát gạch vỉ 1m2 Gạch vỉ M2 M2 1
Vữa lót Mác 50 Lít 15,5
Xi măng trắng Kg 1,98
11 Lát gạch ceramic 30 x 30cm 1m2 Gạch ceramic 40×40 Viên 4
Vữa lót Mác 50 Lít 25
Xi măng trắng Kg 0,147
12 Lát gạch lá nem 1m2 Gạch lá nem 20×20 Viên 24,5
Vữa lót Mác 50 Lít 25
Xi măng Pcb 30 Kg 0,2

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, bạn có thể thực hiện lát nền theo các bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở

Nền cần được đầm thật chặt nhằm tạo độ bằng phẳng, tránh tình trạng sụt lún xảy ra. Để giúp nền chắc chắn, khả năng chịu áp lực do người sử dụng đi lại trên bề mặt gạch tốt, cần dùng ống nước tio nhằm căng dây lấy cốt, tạo độ dốc. Trộn vữa lót để nước thấm dần, trộn vừa phải sao cho vữa khô, không bị nhão. Sau đó, bạn rải lớp vữa đã trộn đều lên bề mặt sàn, lưu ý tránh đổ lên những mốc lấy cốt. Dùng thước gạt phẳng để đạt được độ dốc đúng như mốc, phần vữa lót nên dày từ 2 đến 3cm.

Bước 2: Xác định điểm bắt đầu lát

Dựa vào diện tích nhà và đặc điểm loại gạch lát để xác định nên bắt đầu lát nền từ đâu để bảo đảm nền lát được thẳng và các hoa văn trên gạch được gắn khớp vào nhau.

Bước 3: Lát gạch

Trước tiên, bạn hãy tạo đường thẳng bằng dây thừng, lát gạch theo hướng từ trái qua phải và từ trong ra ngoài. Rải một lớp xi măng trước khi lát nhằm tăng độ liên kết, bám dính giữa lớp lót và viên gạch. Tùy vào kích thước viên gạch mà khoảng rộng của mạch vữa sẽ khác nhau. Căn chỉnh viên gạch rồi sử dụng búa cao su đập nhẹ vào vị trí giữa viên gạch để độ bám giữa lớp lót nền và gạch được chắc chắn hơn.

Trong quá trình lát gạch cần chú ý độ bám lớp nền và gạch
Trong quá trình lát gạch cần chú ý độ bám lớp nền và gạch

Bước 4: Trít mạch

Bước này sẽ được tiến hành sau khi lát nền khoảng 3 giờ. Việc tuân thủ quy trình ở bước này sẽ giúp tạo độ bóng cho mạch vữa và tăng tính thẩm mỹ cho gạch lát. Bạn cần trộn xi măng với cát mịn theo tỉ lệ 1:1, đổ nước vào từ từ và trộn đều để có hỗn hợp vữa có độ nhão vừa phải. Có thể tạo màu cho mạch vữa bằng cách trộn thêm bột màu,  nước than vào xi măng trắng. Nền gạch sẽ có tính thẩm mỹ cao hơn so với cách lát thông thường.

Cho lượng vữa thích hợp vào mạch cần trít bằng bay mũi nhọn. Lấy bay để hớt đi chỗ vữa tràn ra, tránh không để vữa rơi vãi và bám chặt lên bề mặt nền.

Bước 5: Vệ sinh bề mặt nền

Vệ sinh nền nhà sau khi lát là bước cuối cùng để hoàn thiện việc thi công. Nó đóng vai trò rất quan trọng, để gạch lát nền lên được màu sắc tự nhiên nhất. Mạch sẽ khô sau khoảng 24 đến 36 tiếng tùy vào điều kiện thời tiết, lúc này bạn có thể lau sạch các vết vữa thừa còn bám lại ở gạch và tại các mạch vữa. Bạn có thể xả nước lên nền nhà và dùng giẻ lau để lau sạch những vết vữa còn bám trên gạch và tại đường trít mạch. Nên ngâm sàn với nước một lúc để giảm khả năng bám của lớp vữa.

Lưu ý:

  • Không nên làm sạch nền quá sớm, cũng không nên để quá muộn. Vì nếu vệ sinh quá sớm sẽ làm mạch vữa dễ bong, nếu muộn quá sẽ khó vệ sinh vì vữa đã đông cứng lại.
  • Dùng nước sạch, giẻ sạch để để rửa và lau hàng ngày, không sử dụng nước bẩn hay giẻ bẩn.
  • Không tẩy hoặc làm sạch nền bằng hóa chất vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mạch trít và gạch lát nền.

Láng 1m2 nền cần bao nhiêu xi măng?

Láng nền là công đoạn sử dụng hồ, vữa để làm phẳng bề mặt vừa thi công. Sau khi láng, nền phải mịn, phẳng và đảm bảo độ bám dính. Cần làm sạch khu vực cần thi công trước khi láng để độ gắn kết đạt được tối ưu. Trước khi tiến hành láng nền, bạn cần xác định lượng vật liệu cần dùng. Bạn có thể tham khảo bảng định mức vật liệu cho 1m2 nền sau đây.

STT Vật liệu Đơn vị tính Dày 2 cm Dày 3 cm
Mác vữa Mác vữa
50 75 50 75
1 Xi măng pc30 Kg 6,74 9,24 12,78 16,3
2 Cát vàng M3 0,031 0,03 0,043 0,041
3 Nước Lít 7,3 7,3 10,1 10,1

Sau khi đã pha trộn đủ lượng vật liệu cần thiết, bạn hãy dàn đều chúng lên mặt lớp nền. Dùng bàn xoa đập sao cho lượng vật liệu đặc chắc, bám chặt với lớp nền. Sử dụng thước tần để cán phẳng cho lớp nền bằng mặt mốc rồi xoa phẳng bề mặt bằng bàn xoa. Đối với trường hợp cần láng nền có diện tích lớn, bạn nên dùng máy ở bước xoa phẳng bề mặt nền. Xoa phẳng bằng máy sẽ được tiến hành theo trình tự:

  • Định vị đường ray của máy xoa trên diện tích láng bằng máy trắc đạc
  • Điều chỉnh chân máy để đạt độ cao thích hợp
  • Đổ vật liệu vào khu vực cần láng
  • Điều khiển máy để quả lu nhỏ lăn trên bề mặt láng và xoa phẳng bề mặt bằng cánh xoa.

Một số yêu cầu trong khi láng nền

Nếu cần đánh màu bề mặt láng, bạn cần dựa vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm để thực hiện đánh màu sau khi hoàn thiện lớp vữa láng cuối cùng. Kiểm tra bề mặt láng trước rồi mới đánh màu để đảm bảo vật liệu vẫn chưa đông kết hết. Bên cạnh đó, việc đánh màu cần hoàn thiện trước khi vật liệu đông kết hoàn toàn. Trong trường hợp yêu cầu mài bóng, bạn cần dùng máy mài chuyên dụng. Việc mài bóng được thực hiện song song với việc vá những vết lõm và các vết xước trên bề mặt. Cần bảo đảm vật liệu láng nền đạt cường độ chịu mài cần thiết.

Sau khi láng nền xong, bạn cần thực hiện công đoạn tiếp theo đó là kẻ chỉ nhằm chia nền đã láng thành những phần vừa vặn và phù hợp. Việc kẻ chỉ sẽ được tiến hành sau khi việc láng nền hoàn thành. Đường kẻ phải đều nhau về độ sâu, độ rộng và sắc nét. Có thể sử dụng quả lăn có hạt chống trơn để tạo đường kẻ chỉ và cũng phải lăn khi lớp xi măng chưa rắn. Các đường kẻ có kích thước từ 3 đến 5mm và yêu cầu sắc nét, rõ ràng.

Tham khảo ngay 1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng
Tham khảo ngay 1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng

Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện láng nền

Nếu bề mặt nền có các vị trí bị lõm xuống với độ sâu lớn hơn bề dày lớp nền 20mm thì trước khi láng phải thực hiện lấp bằng vật liệu tương ứng. Ngược lại, nếu có những vị trí cao hơn, bạn cần tiến hành san phẳng trước khi láng.

Trước khi láng nền, bạn cũng cần thực hiện chia ô. Nếu chưa có số liệu cụ thể trong khi thiết kế, bạn có thể chia trung bình cứ 3 đến 4m lại có 1 khe ngăn rộng khoảng 5 đến 8mm. Trước khi láng cần kiểm tra kỹ lớp nền cũng như các bộ phận bị khuất khác như hệ thống kỹ thuật, chống thấm, chi tiết chôn sẵn,…

Hy vọng qua các thông tin mà Xây dựng Tiên Phong cung cấp trong bài viết, các bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc 1m2 lát nền hết bao nhiêu xi măng cũng như các bước lát nền, láng nền và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thi công. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

[lienhe]