Bột đá là gì? Các loại bột đá và giá bột đá trên thị trường hiện nay

Bột đá là gì? Các loại bột đá và giá bột đá hiện nay ra sao? Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng vật liệu này và cần tìm hiểu những thông tin trên thì đừng bỏ qua bài viết này của Xây dựng Tiên Phong dưới đây nhé.

Bột đá là gì?

Mặc dù có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống cũng như các ngành nghề khác nhưng nếu không phải người thường xuyên sử dụng hay tìm hiểu thì cũng sẽ không rõ bột đá là gì? Để giúp độc giả hiểu hơn về loại vật liệu này, chúng tôi xin gửi đến các bạn một số thông tin cơ bản sau.

Bột đá là gì?
Bột đá là gì?

Khái niệm bột đá là gì không hề phức tạp. Trên thực tế, bộ đá là sản phẩm tạo ra từ quá trình khai thác, sản xuất và chế biến đá vôi. Tên hóa học của vật liệu này là canxi cacbonat (CaCO3). Trong tự nhiên, dạng tồn tại của loại vật liệu trên chính là đá nguyên khai bao gồm đá phấn, đá cẩm thạch và đá vôi các loại. Tỉ lệ bột đá trong vỏ Trái Đất là khoảng 5% và được sử dụng rất nhiều trong đời sống cũng như các lĩnh vực khác nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

Để tạo ra sản phẩm dạng bột này cần tiến hành nhiều công đoạn khác nhau, quá trình sản xuất được đánh giá là khá công phu và tinh xảo. Đầu tiên, người thợ cần cho nổ các khối đá học nguyên khai, sau đó đập vỡ và tiến hành nghiền nát các viên đá thu được. Tiếp theo, đưa đá đã nghiền vào khâu sàng lọc, loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Chọn lọc các viên đá chứa hàm lượng canxi lớn, dựa theo độ tinh khiết để phân loại và cuối cùng đem nghiền nát theo kích thước hạt đã định trước.

Sản phẩm thu được cuối cùng là đá dạng bột mịn hoặc siêu mịn tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu từ phía khách hàng. Ở Việt Nam, vật liệu này được khai thác và sản xuất rộng rãi trên nhiều tỉnh thành nhưng chủ yếu tập trung tại khu vực phía bắc tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Yên Bái, Kiên Giang, Nghệ An. Tóm lại, bột đá là gì? Nói một cách ngắn gọn, chúng là đá dạng bột được nghiền trực tiếp từ các khối đá khai thác trong tự nhiên, có thể có nhiều kích cỡ hạt khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của con người.

Bột đá có hai dạng chính là bột mịn và bột siêu mịn
Bột đá có hai dạng chính là bột mịn và bột siêu mịn

Cách phân loại và các loại bột đá thông dụng hiện nay

Đá dạng bột được chia thành nhiều loại dựa theo nguồn gốc và thành phần cấu tạo, trong đó các loại bột đá thông dụng nhất gồm có bột đá CaCO3, bột thô, bột đá vôi, bột canxi,…  Ngoài cách phân loại trên, người ta cũng có thể dựa vào kích cỡ hạt đá để chia đá bột ra thành các nhóm khác nhau bao gồm:

  • Bột sàng từ việc sàng lọc đá hạt có kích cỡ hạt dao động từ 150 đến 200µm.
  • Bột đá thô bao gồm các hạt đá kích thước từ 70 đến 150µm.
  • Bột đá siêu mịn là loại bột có kích cỡ hạt nhỏ nhất, chỉ dao động trong khoảng 5 đến 60µm.

Về màu sắc, màu chủ yếu của dòng vật liệu trên là màu trắng, nhưng cũng có một số loại mang màu đen, màu xám, trắng ngà,… Màu của đá bột còn phụ thuộc vào nguyên liệu thô tạo ra chúng là đá loại gì. Và đây cũng chính là một cách để phân loại đá bột.

Như vậy, các bạn đã hiểu được bột đá là gì và nắm được các loại bột đá rồi đúng không nào. Trong phần tiếp theo, hãy cùng nhau tìm hiểu về ứng dụng của dòng vật liệu này nhé.

Màu sắc chủ yếu của bột đá là màu trắng
Màu sắc chủ yếu của bột đá là màu trắng

Ứng dụng của các loại bột đá

Để sử dụng đá dạng bột một cách hiệu quả thì ngoài việc tìm hiểu bột đá là gì, bnaj cũng nên hiểu các công dụng của chúng. Sau đây là một số ứng dụng phổ biến, tiêu biểu của đá dạng bột:

  • Đá dạng bột siêu mịn hay đá bột trắng CaCO3 được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nhựa, giấy, sơn, hương cúng điếu,…
  • Dùng trong sản xuất đồ gia dụng, lốp xe,…
  • Sử dụng trong việc sản xuất nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm,…
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, chế biến kẹo, dược phẩm và một số loại mỹ phẩm.
  • Trong xử lý môi trường chúng cũng có khá nhiều ứng dụng như trung hòa axit trong ao hồ, xử lý nước uống, khử lưu huỳnh có trong ống dẫn khí,…
  • Dòng vật liệu trên cũng góp mặt trong quát trình sản xuất cano, thuyền du lịch, tàu ngầm hay các loại tàu kích cỡ lớn, sản xuất các loại ống nhựa PPR, PE, PVC,…
  • Bột CaCO3 là vật liệu quen thuộc trong quá trình sản xuất các loại chất tẩy rửa, chúng giúp đảm bảo an toàn và tăng độ trơn.
  • Dùng trong sản xuất thủy tinh, giúp tăng độ bền, điều chỉnh độ nhớt và nâng cao sức kháng cự cho thủy tinh.
  • Trong nông nghiệp, chúng còn được sử dụng để ổn định độ ph của đất, sản xuất phân bón dùng cho cây trồng, vữa khô, keo dán gạch,…
Bột đá được sử dụng trong sản xuất thủy tinh chất lượng cao
Bột đá được sử dụng trong sản xuất thủy tinh chất lượng cao

Tiêu chuẩn của đá bột trắng

Nắm được các tiêu chuẩn về bột đá sau khi đã hiểu rõ bột đá là gì sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Về mặt kích thước, đá dạng bột có đường kính từ 5 đến 80 µm. Tùy theo yêu cầu của khách hàng cũng như các lĩnh vực riêng biệt mà nhà sản xuất sẽ cung ứng loại bột với kích thước phù hợp. Các tiêu chuẩn cụ thể về kích cỡ, thành phần hóa học và độ mịn của đá dạng bột sẽ được nêu cụ thể và chi tiết trong bảng sau.

Bảng tiêu chuẩn của đá bột trắng

Đặc tính Chỉ tiêu Giới hạn cho phép
Kích cỡ Top cut: D97 5 – 25µm
Diện tích bề mặt che phủ 14 m2/g
Độ hạt trung bình: D50 0,6 µm
Thành phần hóa học (của nguyên liệu thô) Hàm lượng CaCO3 98,98%
Hàm lượng Fe2O3 0,02%
Hàm lượng mgco3 0,21%
Hàm lượng sio2 0,12%
Hàm lượng Al2O3 0,03%
Độ mịn Độ lọt qua sàng 325 mesh 99,99%
Còn lại trên sàng 0,01%
Đổ ẩm (tại kho) 0,2%
Độ trắng 97%
Độ sáng 96%
Độ ph 8 – 10
Độ hấp thụ dầu 25 g/100g
Khối lượng riêng
(của nguyên liệu thô)
2,7 g/cm3
Độ phủ Axit béo 1,30% – 1,35%

Giá bột đá mới nhất trên thị trường hiện nay

Nếu như việc tìm hiểu thông tin bột đá là gì giúp bạn hiểu bản chất, tiêu chuẩn của đá bột giúp bạn đánh giá và lựa chọn sản phẩm chất lượng thì giá đá bột là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn.

Cũng giống như các dòng vật liệu khác, giá bột đá sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các cơ sở kinh doanh khác nhau, thời điểm mua hàng cũng như số lượng đơn hàng của bạn. Giá bột đá không quá cao nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của đá như kích thước hạt, thành phần cấu tạo hoặc có tráng phủ hay không tráng phủ.

Mức giá bột đá trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng
Mức giá bột đá trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng

Đá bột tráng phủ là loại đá bột được phủ một lớp mỏng axit ở bên ngoài. Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất, người ta đưa sản phẩm dạng bột vào dây chuyền gồm có máy trộn, máy sấy, cuối cùng là máy rung để tráng một lớp cực mỏng axit béo ở bên ngoài. Sau đây là bảng báo giá bột đá bao gồm 2 loại là loại không tráng phủ và tráng phủ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bảng báo giá bột đá

Kích thước hạt Đặc điểm vật lý Đơn giá tráng phủ (VNĐ/tấn) Đơn giá không tráng phủ (VNĐ/tấn)
D97= 51,0

D50= 1,7 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

3.156.000 2.340.000
D97= 61,0

D50= 2 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

2.788.000 2.228.000
D97= 81,0

D50= 2,5 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

2.085.000 1.524.000
D97= 101,0

D50= 3 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

1.932.000 1.361.000
D97= 152,0

D50= 4,4 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

1.830.000 1.269.000
D97= 202,0

D50= 5,5 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

2.340.000
D97= 252,0

D50= 6 max

Độ trắng: 97%

Độ sáng: 94%

1.249.000

Lưu ý:

  • Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo do giá đá bột trên thực tế không cố định và luôn có sự biến động.
  • Mức giá đưa ra trong bảng đã bao gồm 10% thuế VAT.
  • Giá tham khảo trong bảng không bao gồm phí vận chuyển.

Đá bột là vật liệu có nhiều ứng dụng đa dạng nhưng không phải loại nào cũng có thể đưa vào thi công được. Việc hiểu đúng và chọn lựa được vật liệu chất lượng tốt sẽ giúp quá trình sản xuất, xây dựng của bạn đạt hiệu quả cao. Hy vọng sau khi tham khảo thông tin trong bài viết bạn đã nắm được bột đá là gì, các loại bột đá cũng giá bột đá trên thị trường để việc chọn lựa và đánh giá vật liệu không còn là nỗi lo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

[lienhe]