Tổng quan về các loại đá xây dựng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Các loại đá xây dựng được coi là một vật liệu then chốt, thiết yếu trong việc tạo nên các công trình bền vững với tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm. Với sự phát triển khoa học công nghệ, đá được khai thác và chế tác thành nhiều loại phù hợp với mọi mục đích thi công. Trong bài viết ngày hôm nay, Xây dựng Tiên Phong sẽ kể ra cho độc giả tên những loại đá xây dựng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, mời các bạn tham khảo.

Các loại đá xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay là gì?
Các loại đá xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay là gì?

 Đá xây dựng là gì?

Trước khi đề cập đến tên các loại đá xây dựng thì hãy tìm hiểu xem đá xây dựng là gì nhé. Đá là loại khoáng vật tự nhiên có quá trình hình thành lâu dài, riêng biệt và được phân chia thành nhiều nhóm dựa vào nguồn gốc xuất hiện như đá mắc ma, đá biến chất, đá trầm tích,…

Trải qua quá trình biến đổi địa chất kéo dài, các loại đá được tạo thành sau đó cũng sẽ có sự biến đổi. Đá mắc ma được tạo thành từ hiện tượng đông nguội dung nham trên bề mặt hay kết tinh sâu dưới lòng đất. Đá trầm tích hình thành từ hiện tượng vật liệu lắng đọng lại và bị nén ép tạo thành đá. Còn đá biến chất được tạo ra từ sự biến đổi của đá trầm tích, đá mắc ma hoặc đá biến chất hình thành trước đó dưới sự tác động của áp suất và nhiệt độ.

Từ xa xưa, con người đã sử dụng đá để xây dựng nhiều công trình chắc chắn, kiên cố. Ngày nay, với sự phát triển khoa học kỹ thuật đá đã trở thành một trong các vật liệu quan trọng không thể vắng mặt trong việc thi công xây dựng.

Như vậy ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, các loại đá xây dựng là những dòng đá ứng dụng trong thi công hạng mục, công trình với nhiều mục đích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhờ tiến bộ khoa học, đá sau khi khai thác sẽ được chế biến để tạo thành nhiều loại phục vụ nhu cầu xây dựng của mọi người dân.

Đá xây dựng được sử dụng trong quá trình thi công công trình
Đá xây dựng được sử dụng trong quá trình thi công công trình

Các loại đá xây dựng phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại đá xây dựng trên thị trường hiện nay rất đa dạng, mỗi loại lại có những đặc điểm và ứng dụng riêng. 

Đá hộc

Dòng đá này có đường kính dao động từ 10 đến 60 cm, có màu xanh sẫm, hình dáng và kích cỡ các viên đá không đồng đều. Chúng được khai thác từ những mỏ đá tự nhiên rồi cắt sẻ ra thành những viên đá nhỏ hơn. Đá hộc được ứng dụng nhiều trong thi công móng nhà, bờ ao, xây tường hoặc sản xuất các sản phẩm đá khác như đá 4×6, đá 1×2, đá 0×4,… Trong các loại đá xây dựng thì đây là dòng đá mang lại tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế cao.

Các đặc điểm của đá hộc bao gồm:

  • Có nguồn gốc hình thành từ tự nhiên nên có khả năng chịu đựng các tác động lớn của môi trường, độ cứng cao, giúp kéo dài tuổi thọ công trình.
  • Làm phần độn với độ bền chắc cao, nguy cơ ăn mòn ít hơn các loại đá khác.
  • Có tác dụng chống thấm nước, phù hợp cho những công trình, hạng mục như móng nhà, công trình thủy lợi, làm tường che chắn.
  • Mặc dù nhìn bề ngoài loại đá này có vẻ không bắt mắt lắm nhưng lại tạo nên nét đẹp cực kì độc đáo, đặc biệt cho công trình.
  • Tuy nhiên vì khai thác từ các khối đá kích thước lớn nên việc vận chuyển chúng đến vị trí tập kết sẽ vướng phải một vài khó khăn.
  • Kích cỡ không đều của các viên đá dễ hình thành khoảng trống khi xây dựng, ta cần thêm vữa vào để lấp đầy những khoảng trống đó, điều này khiến chi phí đầu tư tăng lên.
Mỗi loại đá có những đặc điểm và tính chất riêng biệt
Mỗi loại đá có những đặc điểm và tính chất riêng biệt

Đá mi bụi

Đây là một trong các loại đá xây dựng có kích cỡ rất nhỏ, đường kính của chúng không vượt quá 5mm. Đá thuộc nhóm này được tạo ra từ quá trình chế biến, sản xuất đá 1×2, đá 1×1 và một số dòng đá xây dựng khác.

Đá mi bụi còn được nhiều người gọi là bột đá. Ưu điểm của nhóm đá này là nhẹ, kết cấu mịn, nóng, trong nhiều trường hợp có thể sử dụng thay thế cát. Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng để san lấp mặt bằng, làm tấm đan bê tông hoặc rải nền đường,… Đá mi bụi có những đặc điểm như sau:

  • Thành phần chủ yếu của đá mi bụi bao gồm các hạt đá sản xuất bởi máy nghiền, chúng có thể là đá tự nhiên, đá xanh, đá vôi,…
  • Đá loại này bóng và mịn, có thể dùng thay thế cát xây dựng, điều này giúp giảm chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo được độ bền chắc và tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Khả năng thoát nước của chúng không tốt như cát nên khí sử dụng để trộn vữa sẽ làm thời gian khô cứng dài hơn.

Đá mi sàng

Đá mi sàng hay đá 0×5, là một trong các loại đá xây dựng thuộc nhóm đá mạt nhưng kích cỡ lớn hơn so với đá mi bụi, đường kính của đá loại này có độ lớn từ 3 đến 14mm. Chúng là sản phẩm hình thành từ quá trình chế biến, sàng lọc đá 4×6 hay đá 2×3.

Các ứng dụng của đá mi sàng không chỉ phổ biến trong xây dựng mà còn góp mặt trong sản xuất đế gạch bông, gạch lót sàn, gạch Block hoặc làm phụ gia. Cùng với đó, loại đá này cũng được sử dụng để sản xuất bê tông nhựa nóng, người thợ có thể trực tiếp rải đá lên bề mặt nhựa đang nóng. Đá mi sàng không những giúp giảm chi phí thi công mà còn tạo cho công trình độ bền vững cùng giá trị thẩm mỹ cao.

Chính vì vậy mà dòng đá này là một trong số các vật liệu đóng vai trò quan trọng đối với nhiều công trình. Khi giá bán đá mi sàng biến động sẽ kéo theo sự thay đổi chi phí thi công và thậm chí ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành, bàn giao công trình.

Mức giá của đá xây dựng tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng đá
Mức giá của đá xây dựng tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng đá

Đá 1×2

Đá 1×2 khá đa dạng về kích cỡ, các viên đá có thể có kích thước 10×28mm, 10×16 mm hoặc 10×25 mm tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Sản phẩm này được dùng với nhiều mục đích như đổ bê tông nền đường quốc lộ, đường sân bay, cầu cảng, sàn nhà tầng hoặc làm nguyên liệu trong đổ bê tông tươi, bê tông nhựa nóng,.. Đá thuộc loại này có những đặc điểm như sau:

  • Đá 1×2 có kích cỡ tương đối đồng đều nhờ khâu sàng lọc trong quá trình sản xuất. Khả năng kết dính tốt với xi măng, làm sạch, chống thấm và bảo vệ thép.
  • Bê tông đổ bằng đá 11×2 2 có công dụng chống thấm nước tốt hơn so với khi đổ bằng đá 2×4.

Đá 4×6

Trong các loại đá xây dựng thì đá 4×6 có độ nén và đặc tính chịu lực cao nên thường được sử dụng trong việc xây móng công trình dân dụng, nhà xưởng,… kích cỡ của loại đá này khoảng từ 40 tới 60mm. Một điều cần lưu ý khi sử dụng đá loại này đó là cần xác định đặc điểm, yêu cầu của công trình một cách chính xác để cân nhắc, lựa chọn đá dăm loại 1, loại 2 hoặc loại 3 sao cho phù hợp. Điều này giúp bạn đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và độ an toàn của công trình.

Đá thuộc nhóm trên được tạo ra bằng cách sàng lọc từ những loại đá khác theo tiêu chuẩn. Trong đá 4×6, hàm lượng sét bẩn, bụi, bùn không vượt quá 0,4%, tỉ lệ hạt thoi dẹt không lớn hơn 7,4% và không chưa hạt phong hóa hoặc mềm yếu. Bên cạnh đó, độ hút nước của đá cũng cần đạt từ 0,1 đến 0,2%, độ ẩm trong khoảng 0,2 đến 0,3%. Khi không lèn, đá 4×6 có khối lượng thể tích từ 1270 đến 1380 kg/cm3, còn khi lèn chặt là khoảng 1420 đến 1460 kg/cm3.

Loại đá này có một số đặc điểm đáng chú ý đó là:

  • Kích thước đá tương đối đều nhau, cường độ chịu nén cao, thích hợp dùng trong các công trình, hạng mục có tải trọng lớn.
  • Độ cứng của dòng đá này rất tốt, khả năng chịu lực cao phù hợp trong việc đổ bê tông lót móng, giúp kéo dài tuổi thọ công trình.
  • Bên cạnh đó, đá 4×6 còn sở hữu độ mài mòn tương đối, độ bền hóa học và độ bám dính với nhựa đường tốt, thích hợp để làm cốt liệu cấp phối bê tông, kết cấu mặt đường,…

Đá 0×4

Đá 0×4 còn được gọi với tên đá dăm. Đây là loại đá có nguồn gốc từ thiên nhiên, bao gồm đá mi bụi và các loại đá có kích cỡ lớn nhất là khoảng 40mm.

Đá xây dựng được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên
Đá xây dựng được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên

Không giống như đá 1×2, đá dăm là đá hỗn hợp với các kích cỡ hạt đa dạng như 0 – 45mm, 0 – 37mm, 0 – 25mm. Ứng dụng chủ yếu của chúng là để sửa chữa, gá vá và cấp phối nền đường hay xây mới đường quốc lộ. Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng để san lấp mặt bằng khi thi công nền móng nhà, kho xưởng,… sản phẩm đá này có độ bền cao nhờ đặc điểm kết dính khi tiếp xúc với nước nên được sử dụng khá phổ biến ở nhiều hạng mục thi công.

Đây là một vật liệu xây dựng tốt, độ bền chắc cao, bề mặt có độ nhám cao nên khi tiếp xúc với nước sẽ cho độ kết dính với xi măng cao hơn nhiều so với sỏi. Trên thị trường hiện nay có 2 loại đá dăm bao gồm:

  • Đá dăm loại 1: Nghiền trực tiếp từ đá nguyên khai với thành phần hạt liên tục. Đường kính của hạt lớn nhất rơi vào khoảng 2,5cm. Đá loại 1 thường áp dụng trong xây dựng lớp móng trên, thi công cơ sở hạ tầng và nâng nền cho công trình.
  • Đá dăm loại 2: Chúng cũng có nguồn gốc từ đá nguyên khai với thành phần hạt liên tục. Nhưng hạt lớn nhất trong đá thuộc nhóm này có đường kính chừng 3,75cm. Đá loại 2 chủ yếu là vật liệu để xây lớp móng trên.

Trên đây Xây dựng Tiên Phong đã kể ra tên các loại đá xây dựng phổ biến cùng đặc điểm và ứng dụng của chúng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn hiểu hơn về những loại đá xây dựng để việc chọn lựa vật liệu không còn là vấn đề quá khó khăn. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

[lienhe]