Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Những thông tin cần biết về các loại chứng chỉ xây dựng ở Việt Nam hiện nay

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là một trong những giấy tờ cần thiết khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam. Ngành công nghiệp xây dựng là một ngành nghề yêu cầu trình độ kỹ năng, khả năng đảm bảo an toàn và quản lý chất lượng khắt khe. Do đó, những chủ thầu xây dựng, kỹ sư công trình, giám sát công trường,… đều cần có đầy đủ các loại chứng từ chứng minh khả năng của bản thân.

Công ty xây dựng Tiên Phong là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong ngành xây dựng Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp và những người thợ lành nghề, chúng tôi đảm bảo mang đến những công trình đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng và quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline [hotline].

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng là một loại văn bản chứng nhận do Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng cấp phép cho cá nhân. Chứng chỉ này cho phép quyền tham gia vào các hoạt động xây dựng với vai trò giám sát trưởng, chỉ huy công trình, chủ nhiệm,… Theo Luật xây dựng, tất cả những cá nhân tham gia lĩnh vực xây dựng với những vai trò như trên cần có chứng chỉ để chứng minh khả năng quản lý và tầm hiểu biết.

Dựa trên thông tư 08/2018/TT-BXD và nghị định số 100/2018/TT-CP về thời hạn chứng chỉ, mỗi văn bản chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp mới có thời hạn hoạt động tối đa là 5 năm. Sau khi hết thời hạn, để có thể tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các cá nhân cần làm hồ sơ xin cấp phép lại.

Cơ sở pháp lý của chứng chỉ xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là một văn bản có ý nghĩa pháp luật, đồng thời thể hiện trình độ và năng lực của cá nhân trong việc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Cơ sở pháp lý của chứng chỉ này bao gồm:

  • Luật xây dựng số 50/2014/QH13 
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • Nghị định 100/2018/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh các công trình thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng
  • Quyết định số 1155/2018/QĐ-BXD về các thủ tục hành chính đã được sửa đổi bổ sung
  • Thông tư số 8/2018/TT-BXD về việc hướng dẫn một vài nội dung về chứng chỉ hành nghề xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng và việc quản lý các nhà thầu nước ngoài có hoạt động xây dựng tại Việt Nam
Chứng chỉ xây dựng được phát triển dựa trên Luật Xây dựng
Chứng chỉ xây dựng được phát triển dựa trên Luật Xây dựng

Những hoạt động nào yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Để có thể tiến hành thi công hợp pháp, trước khi bắt đầu xây dựng công trình thì các cá nhân nên tham khảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Vậy nếu thực hiện các hoạt động khảo sát, thiết kế đơn lẻ thì có cần đến chứng chỉ xây dựng hay không? Câu trả lời quý khách có thể tìm trong danh mục những hoạt động yêu cầu cần có các loại chứng chỉ phù hợp dưới đây:

  • Khảo sát địa điểm thi công xây dựng
  • Thiết kế dự án công trình xây dựng
  • Giám sát thi công, xây dựng các loại công trình
  • Thực hiện định giá công trình
  • Quản lý các dự án xây dựng

Các loại chứng chỉ xây dựng hiện nay ở Việt Nam

Dựa theo những lĩnh vực xây dựng khác nhau thì có những loại chứng chỉ tương ứng. Đối với những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực đa dạng của ngành công nghiệp xây dựng thì nên chú ý để xin chứng chỉ hành nghề xây dựng đúng lĩnh vực. Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể phân loại chứng chỉ thành các hạng tùy theo năng lực của người tham gia khảo sát. 

  • Phân loại theo lĩnh vực
    • Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng địa hình và địa chất
    • Chứng chỉ hành nghề thiết kế các loại công trình xây dựng
    • Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công các công trình xây dựng
    • Chứng chỉ hành nghề định giá các công trình xây dựng
    • Chứng chỉ hành nghề quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình
    • Chứng chỉ hành nghề kiểm định dự án công trình xây dựng
  • Phân loại theo hạng chứng chỉ
    • Chứng chỉ xây dựng hạng 1
    • Chứng chỉ xây dựng hạng 2
    • Chứng chỉ xây dựng hạng 3

Tổng quan về quy trình cấp chứng chỉ xây dựng

Để có thể sở hữu chứng chỉ hành nghề xây dựng hợp pháp thì các cá nhân cần đến các cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin cấp giấy phép. Tùy theo hạng của chứng chỉ mà có những cơ quan cấp phép khác nhau. 

  • Đối với chứng chỉ xây dựng hạng 1: Xin cấp ở cục quản lý xây dựng tại địa phương hoạt động hoặc nơi đăng ký hộ khẩu, tạm trú tạm vắng
  • Đối với chứng chỉ xây dựng hạng 2 và 3: Xin cấp ở Sở xây dựng tại địa phương cư trú hoặc địa phương đang tham gia vào các dự án công trình xây dựng
Mỗi hạng chứng chỉ cần được xin cấp ở các cơ quan hành chính khác nhau
Mỗi hạng chứng chỉ cần được xin cấp ở các cơ quan hành chính khác nhau

Điều kiện cấp chứng chỉ

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là chứng nhận hợp pháp được cấp cho các cá nhân thỏa mãn một số điều kiện nhất định sau đây:

  • Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú, làm việc tại Việt Nam
  • Có đầy đủ năng lực hành vi, trách nhiệm dân sự và khả năng chịu trách nhiệm hành động trước pháp luật
  • Sở hữu trình độ nhất định tùy theo từng hạng chứng chỉ yêu cầu
  • Vượt qua bài kiểm tra sát hạch chất lượng và trình độ chuyên môn

Mỗi hạng chứng chỉ xây dựng có những yêu cầu khác nhau, tùy theo hạng mức giấy phép muốn xin cấp mà mọi người có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau:

  • Chứng chỉ xây dựng hạng 1: Có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xin cấp phép, có kinh nghiệm về chuyên môn xin chứng chỉ hành nghề xây dựng ít nhất 7 năm
  • Chứng chỉ xây dựng hạng 2: Tương ứng với chứng chỉ xây dựng loại 1, mức kinh nghiệm yêu cầu là 5 năm
  • Chứng chỉ xây dựng hạng 3: Trình độ cá nhân xin giấy phép phải từ trung cấp, cao đẳng trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xin cấp phép. Kinh nghiệm làm việc yêu cầu là từ 3 năm đối với trình độ đại học và 5 năm với trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng

Bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng gồm những gì?

Đối với những cá nhân đáp ứng được danh mục điều kiện nêu trên, bước tiếp theo để xin cấp chứng chỉ là chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan để đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Bộ hồ sơ này bao gồm:

  • 02 ảnh thẻ chân dung người xin cấp chứng chỉ, kích thước 4×6, phông nền trắng, thời gian chụp không quá 6 tháng 
  • 01 đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, theo mẫu của Bộ xây dựng quy định tại nghị định 100/2018/NĐ-CP
  • 01 bộ tư liệu hình ảnh về bản chính của giấy phép đăng ký kinh doanh xây dựng
  • 02 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp
  • 01 bản kê khai kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xin cấp giấy phép

Trong trường hợp người xin cấp giấy phép nộp thiếu giấy tờ hoặc làm sai thì sẽ rất tốn thời gian xử lý, xin cấp lại. Do đó, để có thể rút ngắn thời gian chờ cấp, các bạn nên chuẩn bị bộ hồ sơ thật đầy đủ và chi tiết nhé. 

Xin cấp chứng chỉ xây dựng mất bao lâu?

Sau khi nộp bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền, các cá nhân bắt buộc phải trải qua một bài thi sát hạch chất lượng và kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Hình thức thi là trắc nghiệm với 25 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút. Trong bộ đề này có bao gồm 10 câu về kiến thức luật xây dựng và 15 câu về chuyên môn xin cấp phép. 

Việc thu và sử dụng lệ phí thi sát hạch chứng chỉ xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ xây dựng. Tất cả các cá nhân xin cấp chứng chỉ đều phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí từ thời điểm nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Mức điểm chấp nhận của bài thi sát hạch tối thiểu là 80/100. Trong trường hợp bài kiểm tra không đủ 80 điểm, cá nhân đó không được phép tiếp tục xét cấp chứng chỉ. Trong trường hợp cá nhân được miễn thi phần kiến thức chuyên môn thì phải đạt tối thiểu 32/40 điểm về kiến thức pháp luật.

Các cá nhân cần phải thi qua bài thi sát hạch mới được cấp chứng chỉ
Các cá nhân cần phải thi qua bài thi sát hạch mới được cấp chứng chỉ

Đối với những cá nhân đủ điểm, bộ hồ sơ đầy đủ thông tin sẽ được chấp thuận xử lý trong thời hạn tối đa 03 ngày sau khi có kết quả sát hạch. Sau khi có quyết định cấp chứng chỉ, trong 03 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần gửi văn bản đề nghị cấp mã số chứng chỉ tới Bộ xây dựng.

Trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn xin cấp mã số, Bộ xây dựng sẽ cấp mã và đăng tải thông tin lên trang thông tin điện tử. Các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận mã số và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo đúng quy trình, quy định. 

Thi công công trình – liên hệ công ty xây dựng Tiên Phong

Công ty xây dựng Tiên Phong là một trong những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam trong lĩnh vực thi công nội thất, thiết kế xây dựng,… Chúng tôi góp mặt trong hàng nghìn công trình từ Bắc vào Nam. Sau hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty xây dựng Tiên Phong đã thể hiện khả năng vượt trội so với những thương hiệu khác trong việc thi công các công trình có độ phức tạp cao. 

Bên cạnh đó, tất cả những đối tác, khách hàng cũ của chúng tôi đều vô cùng tin tưởng lựa chọn và giới thiệu công ty với các đối tác mới. Lĩnh vực hoạt động của công ty vô cùng phong phú, bao gồm: công trình ngoại giao, trung tâm thương mại đa năng, nhà ở dân dụng, khách sạn, khu nghỉ mát,… Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline [hotline] để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất. 

Công ty xây dựng Tiên Phong sở hữu đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, đầy đủ chứng chỉ hành nghề xây dựng và các chứng nhận khác từ các tổ chức quốc tế, đảm bảo mang đến cho khách hàng những công trình như ý muốn. Với mạng lưới văn phòng trải rộng từ Bắc vào Nam, cũng như nhà máy sản xuất nội thất ở Bình Dương, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ tất cả quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công và trang trí nội thất công trình. 

[lienhe]