Đá tự nhiên là gì? Các loại đá tự nhiên được ưa chuộng nhất hiện nay

Đá tự nhiên là gì? Có bao nhiêu loại? Các loại đá tự nhiên nào được ưa chuộng hiện nay? Đây sẽ là chủ đề chúng tôi muốn gửi đến độc giả trong bài viết này.

Trước đây, ta thường chỉ thấy đá tự nhiên có mặt tại các công trình quy mô lớn như biệt thự, lâu đài hay các công trình đồ sộ với kiến trúc vượt thời gian. Nhưng ngày nay rất nhiều công trình dân dụng, nhà ở hoặc nhà hàng, khách sạn, trung tâm đã sử dụng đá tự nhiên thay vì đá nhân tạo để ốp lát, mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn. Hãy cùng Xây dựng Tiên Phong tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé.

Đá tự nhiên là gì?
Đá tự nhiên là gì?

Đá tự nhiên là gì?

Giữa đá tự nhiên và đá nhân tạo sẽ có nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau mà không phải ai cũng có thể phân biệt. Với câu hỏi đá tự nhiên là gì, ta có thể hiểu bản chất ngay từ tên gọi của chúng. Đá tự nhiên là loại đá được hình thành hoàn toàn từ thiên nhiên mà không có sự tác động của con người ở bất kì giai đoạn nào. Đây là một khối các chất vô cơ bao gồm một hoặc nhiều khoáng vật hình thành từ quá trình tân tạo địa cầu, các phân tử liên kết với nhau tạo nên một khối đồng nhất.

Độ tuổi của đá lên tới hàng triệu năm từ khi trái đất còn là một quả cầu khí khoáng. Các loại khí khoáng sau khi hạ nhiệt sẽ nén lại, củng cố và hình thành nên bề mặt địa cầu như hiện nay. Trong giai đoạn kiến tạo này, các loại đá đã hình thành. Có quan điểm cho rằng, khi sử dụng đá trong tự nhiên, tức là con người đang trao đổi các dòng năng lượng trong cơ thể mình với dòng năng lượng từ đá, từ đó kích thích và tạo ra các tác động có lợi tới tâm lý, trí não, sức khỏe,…

Phân loại đá tự nhiên

Thắc mắc đá tự nhiên là gì đã được giải đáp, tiếp theo hãy cùng nhau nói về cách phân loại đá. Người ta phân chia đá tự nhiên ra làm 3 loại cơ bản bao gồm: Đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích.

Đá Macma

Đá macma hình thành từ quá trình nguội nhanh của khối dung nham nóng chảy có nhiệt độ từ 1000 đến 1300 độ C. Vì quá trình làm nguội diễn ra nhanh nên các macma chưa kịp kết tinh, tạo thành các tinh thể rất nhỏ ở dạng thủy tinh hoặc ẩn tinh, đó chính là macma phún xuất: Andezit, bazan,… Hiện nay thông dụng nhất có đá bazan sử dụng để trang trí ốp lát như đá bazan khò, băm, đá cubic bazan,…

Đá trầm tích

Hình thành từ quá trình kết tủa, tích tụ hay lắng đọng các khoáng chất trong đất đá hay nước bị phong hóa và nén ép tạo thành đá. Tùy theo điều kiện hình thành mà người ta phân đá trầm tích ra thành 3 loại đó là đá trầm tích cơ học, đá trầm tích hữu cơ và vô cơ. Cụ thể:

  • Đá trầm tích cơ học: Tạo thành bởi những sản phẩm vụn nát do hiện tượng phong hóa những loại đá hình thành trước đó tích tụ vào tạo nên như sỏi, đá cuội, đá cuội kết, đá dăm kết, đá sa thạch (đá sa thạch vàng, đá sa thạch tím, đá sa thạch xanh,…)
  • Đá trầm tích hữu cơ: Tạo nên từ hiện tượng tích tụ các xác động vật bao gồm đá phấn, đá vôi vỏ sò,…
  • Đá trầm tích vô cơ: Hình thành từ những khoáng chất kết tủa, lắng đọng lại trong nước như thạch cao, đá vôi, đá dolomit, anhydrit … (loại đá trang trí tạo nên bởi nguồn đá trầm tích vô cơ này chủ yếu được khai thác ở các vùng núi đá thuộc Nghệ An, Thanh Hóa như đá bóc đen, trắng, xanh, vàng,…)

Đá biến chất

Khi đá trầm tích và đá macma gặp nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị biến chất tạo nên một loại đá mà ta gọi đó là đá biến chất. Đặc trưng của dòng đá này là cấu tạo phân phiến như đá phiến lục, đá phiến lam, đá granite. Ngoài ra cũng có một số loại đá biến chất nhưng không có cấu tạo phân phiến như đá sừng, đá hoa, đá quartzit. Đá biến chất lại được chia ra 2 nhóm nhỏ, gồm:

  • Đá biến chất khu vực: Hình thành trong trường hợp một khu vực đất lún xuống, các lớp đá tạo thành trước khi lún sâu, phía trên là các lớp trầm tích dần tích tụ, lâu ngày gây ra một lực lớn đè nén lên lớp bên dưới khiến chúng biến chất. Nhóm đá này thường có sự phân phiến tương tự đá phiến, đá gơnai, đá phiến sét.
  • Đá biến chất tiếp xúc: Tạo nên từ đá trầm tích biến chất khi chịu tác động bởi nhiệt độ cao, sau đó khi có macma xâm nhập, đá này tiếp xúc với dòng macma nóng chảy sẽ bị nung nóng, từ đó biến đổi tính chất. Hiện tượng biến chất do tiếp xúc thường diễn ra tại độ sâu ở trong lớp vỏ, tuy nhiên rõ rệt nhất là khi chúng ở gần lớp bề mặt vì nhiệt độ chênh lệch lớn và áp suất thấp. Nhóm này bao gồm đá hoa, đá thạch anh.
Đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá lớn ngoài tự nhiên
Đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá lớn ngoài tự nhiên

Đá tự nhiên có ưu, nhược điểm gì?

Cùng với việc tìm hiểu đá tự nhiên là gì, bạn cũng cần nắm được ưu, nhược điểm của chúng trước khi quyết định sử dụng, các ưu điểm phải kể đến của đá loại này là:

  • Cường độ chịu nén cao, cứng, bền, khả năng chịu lực hoặc va chạm từ bên ngoài tốt.
  • Bền vững, hạn chế các tác động từ môi trường, kéo dài tuổi thọ công trình.
  • Chống chịu tốt đối với những tác động của ngoại cảnh như mưa, nắng, tác động của các chất hóa học như bazo, acid,…
  • Mức giá không cao và giúp tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
  • Giá trị về thẩm mỹ cao, nếu so với những vật liệu xây dựng truyền thống như sành sứ, gỗ, gạch,… thì đá loại này mang lại nhiều đặc tính về hoa văn, màu sắc, độ bền vượt trội hơn hẳn.
  • Về mặt phong thủy, một số dòng đá không chỉ được sử dụng để trang trí mà còn có công dụng xua đuổi tà khí, mang lại sức khỏe, may mắn cho gia chủ.

Bên cạnh những ưu điểm nếu trên, dòng đá này vẫn có một vài nhược điểm cần cân nhắc trước khi lựa chọn như:

  • Thể tích, khối lượng quá lớn, quy trình gia công khá phức tạp, việc thi công và vận chuyển cũng gặp khó khăn. Hầu hết những sản phẩm đá được gia công trang trí sẽ không có kích thước chuẩn giống gạch men hay những vật liệu khác.
  • Không có sự đồng nhất về màu sắc trên mỗi viên đá thuộc cùng một chủng loại, đặc biệt là đá trang trí gia công hoàn toàn từ tự nhiên. Yếu tố này có thể vừa là nhược điểm nhưng cũng được coi là ưu điểm nổi trội của dòng đá này.
Đá có khả năng chịu nén, chịu lực tốt
Đá có khả năng chịu nén, chịu lực tốt

Các loại đá tự nhiên được ưa chuộng hiện nay

Các loại đá tự nhiên trên thị trường hiện nay rất đa dạng, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra cho quý vị các loại đá tự nhiên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn:

  • Đá Marble: Đá Marble hay đá cẩm thạch là sản phẩm của các khối đá vôi trải qua quá trình thay đổi áp suất và nhiệt độ lâu dài. Đá cẩm thạch hiện nay có màu sắc phổ biến là xám, đen, trắng. Nhờ độ bền cao mà dòng đá này được dùng phổ biến cho rất nhiều hạng mục thi công như mặt tiền, tường, nhà tắm, cầu thang,…
  • Đá Granite: Đây là loại đá có nguồn gốc hình thành từ đá macma qua thời gian tiếp xúc trực tiếp với dung nham ùng những khoáng chất khác. Do đó, ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở khu vực có núi lửa hoạt động. Cũng nhờ tiếp xúc trực tiếp với dung nham mà loại đá này có tính kháng khuẩn cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm đá khác. Đá granite được sử dụng nhiều trong việc lát nhà tắm và phòng bếp nhằm mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng.
  • Đá Quartzit: Là loại đá sa thạch đã trải qua quá trình nén và nhiệt. Tuy nhiên sản phẩm đá này không quá thông dụng vì thường chỉ được sử dụng trong thi công mặt tiền hoặc những công trình yêu cầu các viên đá có kích thước và khối lượng lớn. Dòng đá thường có màu trắng, ít phổ biến hơn là màu xám, màu nâu,…
  • Đá Bluestone: Đá này còn có tên gọi khác là đá bazan. Đây là một trong số những sản phẩm đá thông dụng nhất trên thế giới, hình thành nhờ quá trình thay đổi dung nham. Đá Bluestone thường mang màu tối và có kết cấu cứng vô cùng nên được dùng nhiều vào việc lát sàn nhà.
  • Đá Slate: Loại đá này còn được gọi với cái tên đá phiến, được tạo thành khi đá sa thạch và đá trầm tích bị biến đổi do áp suất và nhiệt độ. Nhờ sự đa dạng về màu sắc (xanh, tím, đen,…), khả năng chống chịu với sự biến đổi nhiệt độ và có thể cắt mỏng nên chúng thường được dùng phổ biến để lát sàn và làm tấm lợp.
Có rất nhiều loại đá tự nhiên được sử dụng trong xây dựng
Có rất nhiều loại đá tự nhiên được sử dụng trong xây dựng

Làm sao để nhận biết được đá tự nhiên?

Nếu chỉ nắm được đá tự nhiên là gì thì chưa đủ để nhận biết chúng, muốn chắc chắn 1 viên đá là tự nhiên thật sự bạn cần:

  • Quan sát vân đá và các vết rạn ở bề mặt đá

Đá tự nhiên là gì? Là loại đá hình thành trên mặt đất cũng như trong lòng đất từ hàng triệu năm trước đây vì vậy không thể tránh được việc bề mặt khối đá xuất hiện các vết lồi lõm không đồng đều, hoặc có thể có các vết rạn trong lòng khối đá, cũng có thể chứa những tạp chất từ các khoáng chất trong lòng đá.

Vì thế để nhận biết loại đá này bạn cần chú ý đến các vết rạn ở bề mặt khối đá, nếu có các vân rạn không trùng lặp, không đồng đều và ngẫu nhiên trên từng mẫu đá thì có thể chắc chắn đến 70 – 80% đá đó là tự nhiên. Với các phiến đá có màu sắc rực rỡ, lấp lánh, trong veo thì bạn cần cân nhắc, vì cũng có một số ít dòng đá có độ trong suốt.

Những viên đá nhiều vân rạn trên bề mặt nhưng chúng đều giống y hệt nhau, từ vân đá tới các vết hằn thì có thể khẳng định đá này không phải tự nhiên mà là nhân tạo. Vì đá tự nhiên trên thực tế sẽ không trùng lặp và mỗi phiến đá sẽ mang một màu sắc khác nhau.

Vân đá và vết rạn giúp xác định chất lượng đá
Vân đá và vết rạn giúp xác định chất lượng đá
  • Dựa vào màu sắc phiến đá

Với đá trong tự nhiên, ở mặt sau thường có màu trắng xám với vân đá khá rõ nét. Bên cạnh đó, chúng còn thường có các chấm đen cùng những đường vân ẩn chìm. Còn đá nhân tạo thường được áp dụng phương pháp ép bột đá nên các vân đá thường không được sắc nét. Vân trên đá nhân tạo là vân được dập bằng khuôn, không có sự đồng nhất về màu sắc.

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn và giải đáp được thắc mắc đá tự nhiên là gì? Nắm được các loại đá tự nhiên trên thị trường hiện nay cũng như cách nhận biết chúng chính xác nhất. Hãy tiếp tục theo dõi Xây dựng Tiên Phong để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé.

[lienhe]