Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu? Các mốc thời gian cơ bản trong quá trình thực hiện hồ sơ dự thầu hiện nay

Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu? Vấn đề này đã gây băn khoăn cho rất nhiều người, đặc là các đơn vị mới tham gia dự thầu lần đầu. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Xây dựng Tiên Phong đi tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu?
Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu?

Khái quát về hồ sơ dự thầu

Để hiểu vấn đề một cách rõ nhất, trước khi nói về thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về hồ sơ dự thầu nhé. Quá trình xây dựng một công trình thường bao gồm nhiều khâu bước, nhiều hạng mục mà chủ đầu tư khó có thể tự mình tiến hành toàn bộ, đặc biệt là các công trình quy mô, diện tích lớn. Để việc thi công diễn ra hiệu quả, tiết kiệm và năng suất thì cần có sự tham gia của đơn vị thứ 3, đó chính là các nhà thầu.

Nhằm chọn được nhà thầu phù hợp, chủ đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu. Sau đó dựa vào quy mô, yêu cầu và giai đoạn thi công để chọn ra một đơn vị trong số các đơn vị tham gia dự thầu có chất lượng và đơn giá thi công thích hợp nhất. Muốn tham gia vào quá trình đấu thầu này, nhà thầu cần phải tạo lập hồ sơ dự thầu để nộp cho đơn vị mời thầu. 

Hồ sơ dự thầu còn gọi là hồ sơ đấu thầu. Loại hồ sơ này góp một phần quan trọng để các đơn vị đấu thầu được tham gia dự thầu và trúng thầu. Nói một cách đơn giản, hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ dùng riêng trong việc đấu thầu một dự án, dự án được đem ra đấu thầu thường thuộc lĩnh vực xây dựng.

Khái niệm về hồ sơ dự thầu đã được nêu rõ tại khoản 31, điều 4 trong Luật Đấu thầu 2013. Loại hồ sơ này bao gồm toàn bộ tài liệu, giấy tờ mà đơn vị dự thầu lập ra và gửi cho bên mời thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Toàn bộ thông tin về hồ sơ dự thầu được quy định trong Luật đấu thầu 2013
Toàn bộ thông tin về hồ sơ dự thầu được quy định trong Luật đấu thầu 2013

Hồ sơ đấu thầu có hiệu lực khi các nhà thầu lập hồ sơ với đầy đủ giấy tờ và có chữ kí của người đứng đầu đơn vị, bảng biểu phân công chi tiết và đánh giá của các bên liên danh. Trong trường hợp bảo đảm dự thầu của đơn vị được tiến hành theo hình thức bảo lãnh, văn bản bảo đảm dự thầu cần có chữ kí xác minh của đại diện ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho đơn vị. Cùng với đó, giá trị bảo lãnh cũng như thời gian bảo lãnh của phía ngân hàng có hiệu lực thì hồ sơ dự thầu được coi là có hiệu lực.

Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu?

Nói về thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, ở khoản 42, điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 đã quy định như sau:

“Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được xác định kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.”

Căn cứ vào đây, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu chính là số ngày được nêu trong bản hồ sơ mời thầu. Thời gian này được tính từ ngày đóng thầu tới ngày có hiệu lực cuối cùng theo như quy định nêu ra trong hồ sơ mời đấu thầu.

Có rất nhiều người đang thắc mắc thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu
Có rất nhiều người đang thắc mắc thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là bao lâu

Bên cạnh đó, tại khoản 1, điều 12 của Luật Đấu thầu 2013 cũng quy định thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhiều nhất là 180 tính từ ngày đóng thầu. Trong trường hợp công trình, dự án có quy mô lớn và phức tạp, quá trình đấu thầu diên ra theo 2 giai đoạn thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhiều nhất là 210 ngày tính từ ngày đóng thầu. Đối với những trường hợp thực sự cần thiết, nhà thầu có thể yêu cầu kéo dài thời gian hiệu lực nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.

Khi yêu cầu kéo dài thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau ngày đóng thầu được chấp thuận, đơn vị mời thầu cần yêu cầu nhà đầu tư, nhà thầu kéo dài thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu với thời lượng tương ứng. Lúc này, đơn vị dự thầu phải gia hạn thời gian hiệu lực của đảm bảo dự thầu và tuyệt đối không được sửa đổi nội dung hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu đã nộp.

Trong trường hợp đơn vị dự thầu từ chối việc gia hạn thời gian tương ứng đối với bảo đảm dự thầu thì hồ sơ đấu thầu sẽ bị loại và không còn giá trị nữa. Khi đó, đơn vị mời thầu cần giải tỏa hoặc hoàn trả bảo đảm dự thầu lại cho nhà thầu trong vòng 20 ngày tính từ ngày đơn vị mời thầu nhận được giấy từ chối kéo dài thời gian hiệu lực bảo đảm dự thầu. Trong khi gửi hồ sơ đấu thầu, quá trình xem xét, giải quyết sẽ được thực hiện qua những giai đoạn với thời gian như sau:

  • Phê duyệt kế hoạch chọn lựa nhà thầu diễn ra trong thời gian tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo thẩm định.
  • Đơn vị mời thầu sẽ phát hành hồ sơ mời thầu sau 3 ngày kể từ ngày đầu tiên thông báo mời thầu được đăng tải.
  • Quá trình xét duyệt hồ sơ mời đấu thầu cần tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xét duyệt.
  • Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày với gói thầu trong nước và tối thiểu 40 ngày đối với gói thầu quốc tế. Khoảng thời gian này sẽ được tính từ ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu tới ngày gói thầu đóng lại. Đơn vị dự thầu cần nộp hồ sơ trước thời gian đóng thầu.
  • Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu lâu nhất là 180 ngày kể từ ngày gói thầu đóng lại. Đối với quy mô gói thầu lớn, được tiến hành đấu thầu theo hình thức 2 giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu kéo dài thời gian hiệu lực, tuy nhiên việc gia hạn về thời gian không được làm ảnh hưởng tới tiến độ công trình.
  • Thời gian để gửi giấy thông báo kết quả chọn lựa đến các đơn vị dự thầu qua fax, bưu điện là 5 ngày từ khi phê duyệt kết quả chọn lựa đơn vị trúng thầu.

Một điều lưu ý nữa dành cho các nhà thầu đó là cách viết thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Ghi sai thời gian hiệu lực là lỗi khá thường gặp trong việc chuẩn bị hồ sơ của nhà thầu. Để hạn chế những lỗi sai này, đơn vị dự thầu cần đọc kĩ các thông tin chỉ dẫn do bên mời thầu đưa ra về thời gian mở thầu, đóng thầu, ngày bắt đầu cũng như số ngày hiệu lực.

Khi viết vào hồ sơ chỉ cần viết ngày bắt đầu hiệu lực và số ngày hiệu lực chứ không cần viết rõ thời điểm hay giờ bắt đầu cụ thể. Như vậy, hồ sơ đấu thầu của bạn đã đáp ứng được tiêu chuẩn về thời gian hiệu lực rồi.

Ví dụ: Bạn có thể viết thời gian có hiệu lực là 150 ngày kể từ ngày 09/12/2021, chứ không nhất thiết phải viết là 150 ngày kể từ 8h00 ngày 09/12/2021.

Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày
Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày

Như vậy qua những quy định của pháp luật, ta dễ dàng xác định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhiều nhất là 180 ngày trong quá trình đề xuất. Thời gian hiệu lực sẽ tính từ ngày đóng thầu. Trong một vài trường hợp, thời gian này có thể kéo dài tới 210 ngày. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 180 hay 210 ngày sẽ tùy thuộc vào quy mô dự án là nhỏ hay lớn.

Trên đây là tất cả nội dung có liên quan tới thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà Xây dựng Tiên Phong đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, tạo lập và gửi hồ sơ dự thầu đúng theo luật cũng như quy định đấu thầu hiện hành. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nếu cảm thấy những thông này hữu ích nhé.

[lienhe]