Xi măng làm từ gì? Xi măng có tính chất gì? Quy trình sản xuất và ứng dụng ra sao?

Xi măng làm từ gì? Xi măng có những tính chất gì? Quy trình sản xuất xi măng như thế nào? Xi măng có ứng dụng gì trong đời sống? Hãy cùng Xây dựng Tiên Phong đi tìm lời giải cho các câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Xi măng làm từ gì?
Xi măng làm từ gì?

Xi măng làm từ gì?

Xi măng là dòng vật liệu thiết yếu, vô cùng quan trọng đối với ngành xây dựng. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự có mặt của xi măng trong bất cứ công trình, hạng mục lớn nhỏ nào. Vì chỉ xi măng mới có công dụng tạo độ bám chắc, tăng tính liên kết cho bê tông. Chúng cũng đóng vai trò là chất kết dính cát, sỏi trong hỗn hợp vữa bê tông.

Là loại vật liệu chủ chốt cấu tạo nên ngôi nhà của mọi người nhưng không phải ai cũng biết xi măng làm từ gì. Các thông tin chi tiết về thành phần của xi măng dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Xi măng được tạo ra từ nguyên liệu chủ yếu là clinker. Người ta sẽ phối hợp clinker cùng thạch cao, Puzzolan, đá đen, đá vôi và một số chất phụ gia khác trong quá trình sản xuất xi măng. Theo tiêu chuẩn quy định, tỷ lệ các thành phần trong xi măng phải đạt được như sau:

  • Tỉ lệ clinker dao động từ 55% đến 75% (thành phần chính trong xi măng).
  • Tỉ lệ thạch cao dao động trong khoảng 4% đến 5%. Đây là thành phần quyết định thời gian đông cứng của sản phẩm.
  • Tỉ lệ Puzzolan, đá đen và đá vôi chiếm khoảng 20 đến 40%.

Như vậy bạn đã nắm được xi măng làm từ gì rồi đúng không nào. Trong phần tiếp theo hãy cùng nhau tìm hiểu về tính chất của dòng vật liệu này nhé.

Clinker là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng
Clinker là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng

Các tính chất của xi măng

Ở phần trên chúng ta đã biết xi măng làm từ gì? Cũng chính những thành phần đó đã tạo nên các tính chất đặc trưng của xi măng. Cụ thể:

Thành phần chất khoáng

Tùy vào thành phần chất khoáng mà ta có thể chia xi măng ra thành nhiều loại bao gồm: xi măng thường, alit, belit, xeelit, cao nhôm,… và biết được sơ bộ các tính chất của từng dòng xi măng.

  • Xi măng alit kém bền nước, khi đông kết tỏa ra nhiều nhiệt nhưng cường độ lại cao.
  • Xi măng alumin, cao nhôm có độ bền thấp ở môi trường nước mặn và có sunfat, khi đóng rắn tỏa ra lượng nhiệt lớn.
  • Xi măng xeelit, beelit tỏa ít nhiệt, có thể sử dụng ở điều kiện môi trường xâm thực.

Độ mịn

Độ mịn của xi măng càng cao thì rắn chắc sẽ nhanh hơn và chất lượng cũng càng cao hơn. Thông thường, người ta sẽ dùng sàng No008 để đánh giá độ mịn hoặc dùng phương pháp đo thiết diện bề mặt (tính theo cm2/g) của xi măng. Với những công trình không đòi hỏi quá cao thì có thể dùng sản phẩm xi măng với tỉ lệ sót trên lưới lọc không quá 15%, ứng với thiết diện bề mặt là từ 2500 đến 3000 cm2/g.

Xi măng có độ mịn rất cao
Xi măng có độ mịn rất cao

Lượng nước pha trộn tiêu chuẩn

Quá trình pha trộn xi măng cần điều chỉnh lượng nước và lượng xi măng để tạo ra hỗn hợp vữa xi măng chuẩn nhất. Khi thử nghiệm và đánh giá, người ta sẽ đo tỉ lệ này bằng kim Vicat. Nếu kim này có thể dâm sâu vào từ 33 đến 35mm tức là hồ xi măng này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần dùng bao nhiêu nước để trộn xi măng còn tùy thuộc vào độ mịn, xi măng làm từ gì, thành phần chất khoáng trong xi măng,…

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của dòng xi măng không chứa phụ gia khoáng rơi vào khoảng 3,05 g/cm3 đến 3,15 g/cm3. Khối lượng thể tích với độ lèn chặt trung bình là khoảng 1300 kg/m3, với độ lèn chặt mạnh rơi vào khoảng 1600 kg/m3.

Độ ổn định thể tích

Khi xi măng chuyển sang thể rắn thường sẽ có sự thay đổi thể tích. Khi khi măng đông kết ở môi trường không khí, thể tích của chúng sẽ giảm đi và khi đông kết ở môi trường nước, thể tích khối xi măng sẽ tăng lên chút ít.

Khi xi măng chuyển sang thể rắn thường sẽ có sự thay đổi thể tích
Khi xi măng chuyển sang thể rắn thường sẽ có sự thay đổi thể tích

Thời gian xi măng đông kết

Thời gian ninh kết là khoảng thời gian từ lúc xi măng được trộn cùng nước tới thời điểm kim Vicat cắm sâu đọc 38 – 39 mm. Còn thời gian đóng rắn được tính từ khi trộn xi măng với nước tới khi kim Vicat đâm sâu được chừng 1 đến 2mm.

Nhiệt lượng tỏa ra khi đông kết

Lượng nhiệt mà xi măng tỏa ra khi đóng rắn nhiều hay ít tùy thuộc vào hàm lượng khoáng chất, tỉ lệ thạch cao và độ mịn của xi măng.

Tỉ lệ vôi tự do

Đối với xi măng lò quay, hàm lượng vôi tự do ở mức dưới 1%, cao nhất là 2%. Còn với xi măng lò đứng sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu với cách nung gia công nên hàm lượng vôi tự do lên tới hơn 3%, có những sản phẩm tới hơn 5%. Nhất là những cơ sở sản xuất dùng cả bột tả nên hàm lượng vôi này lên tới 7 – 13%.

Mác và cường độ xi măng

Trong xây dựng, xi măng chủ yếu được dùng để trộn vữa trát tường, bê tông cốt thép cùng với một số loại đá khác. Kết cấu này có công dụng chịu uốn và chịu nén. Hỗn hợp vữa có độ chịu nén và chịu uốn càng cao thì sẽ cho ra bê tông có chất lượng càng tốt.

Mác xi măng được xác định dựa vào cường độ chịu nén của mẫu hình dầm theo tiêu chuẩn TCVN 6016-1995. Khối bê tông mẫu có kích cỡ 40×40×160 mm. Mẫu thử nghiệm được bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn. Chúng sẽ được phơi 1 ngày điều kiện nhiệt độ 27 độ C, độ ẩm từ 90% trở lên và ngâm nước liên tục 27 ngày sau đó trong điều kiện nhiệt độ tương ứng.

Trong xây dựng, xi măng chủ yếu được dùng để trộn vữa trát tường
Trong xây dựng, xi măng chủ yếu được dùng để trộn vữa trát tường

Xi măng có ứng dụng gì trong cuộc sống?

Bên cạnh câu hỏi “xi măng làm từ gì?” Thì ứng dụng của xi măng trong đời sống cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy xi măng thường được sử dụng để làm gì? Xi măng là vật liệu được chọn lựa và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhờ các đặc điểm ưu việt của chúng. Với đặc tính cơ học tốt, chịu được các tác động từ môi trường, chịu nhiệt, cố liệu đầu vào có sẵn, các bước tiến hành đơn giản, xi măng được ưu ái chọn lựa làm vật liệu chính trong thi công nhà ở, cầu đường, cống, kênh và nhiều công trình, hạng mục quan trọng khác.

Không chỉ vậy, loại vật liệu trên còn được ứng dụng để xử lý chất thải hạt nhân. Trong công đoạn xử lý, chúng đóng vai trò là chất thực hiện quá trình thủy hóa. Chúng mang công dụng làm bất động triệt để chất phóng xạ ở môi trường vi cấu trúc.

Xi măng được sản xuất như thế nào?

Quy trình chế biến, sản xuất ra xi măng được tiến hành theo các bước như sau:

Quy trình sản xuất xi măng cơ bản
Quy trình sản xuất xi măng cơ bản

Bước 1: Đầu tiên, ta cần tách chiết các nguyên liệu thô.

Bước 2: Chia hỗn hợp nguyên liệu theo tỉ lệ, trộn và nghiền nguyên liệu.

Bước 3: Cho hỗn hợp nguyên liệu vào lò và tiến hành nung.

Bước 4: Làm mát sau đó nghiền mịn sản phẩm đã nung xong.

Bước 5: Đóng bao, vận chuyển sản phẩm và phân phối ra thị trường.

Đây là những bước cơ bản cần có trong quy trình sản xuất xi măng. Nhà sản xuất có thể đưa ra các thay đổi nhỏ tùy vào từng loại xi măng để có được sản phẩm hoàn thiện nhất.

Các loại xi măng thông dụng nhất hiện nay

Xi măng Pooc lăng

Bạn đã nghe tới xi măng PC30, PC40, PC50 bao giờ chưa? Chắc là rồi đúng không? Bởi đây là dòng xi măng phổ biến nhất được dùng trong các công trình xây dựng. Các tên gọi nêu trên chính là 3 dòng sản phẩm xi măng Pooc lăng với cường độ và khả năng chịu lực nén tăng dần. Loại xi măng này mang màu xanh xám rất đặc trưng, được sản xuất từ clinker và thạch cao với tỉ lệ từ 4 đến 5%, không chứa phụ gia. Đây là dòng xi măng đạt tiêu chuẩn TCVN 2682:2009.

Xi măng trắng

Xi măng trắng là loại xi măng màu trắng tinh rất dễ nhận biết. Xi măng loại này làm từ bột đá vôi tự nhiên với hàm lượng đá vôi trên 97%, thêm vào đó là các thành phần như đất sét (gồm cao lanh, phấn, vôi nghiền, muối clo, bột thạch cao), khí than và dầu ma dút. Dòng sản phẩm này góp mặt trong nhiều dự án, công trình với mục đích làm bột trét tường, làm vữa chà ron, trang trí, sản xuất gạch Terrazzo, đá mài, đá rửa,…

Trên thị trường có rất nhiều loại xi măng khác nhau
Trên thị trường có rất nhiều loại xi măng khác nhau

Xi măng rời

Dòng sản phẩm này còn có tên gọi là xi măng đá. Chúng không được đóng gói thành từng bao như những sản phẩm xi măng khác mà được chở thẳng tới nơi thi công xây dựng bằng xe bồn, sơ mi rơ mooc,… Nguyên liệu chính để tạo ra xi măng rời là clinker. Cường độ sớm của dòng sản phẩm này cao nên có thể giúp chủ đầu tư tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể và đẩy nhanh tốc độ thi công. Xi măng rời còn có khả năng chống lại các yếu tố gây hao mòn, phá hủy cấu trúc và kéo dài tuổi thọ công trình nhờ hàm lượng kiềm nhỏ hơn 0,5%.

Hy vọng qua các thông tin mà Xây dựng Tiên Phong chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ xi măng làm từ gì, tính chất, ứng dụng, quy trình sản xuất cũng như các loại xi măng phổ biến trên thị trường. Tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

[lienhe]